Các ông lớn của DN Việt chen chân vào VPF

Thứ năm, 26/04/2012, 09:28
Ngoài ngân hàng ACB của bầu Kiên, tập tập đoàn HAGL của bầu Đức, Hội đồng bảo trợ bóng đá Việt Nam còn có mặt của VTV, Techcombank, Vinamilk, Viettel, Đạm Phú Mỹ...


Các tin khác
>>
Nhìn lại chặng đường của Beeline tại Việt Nam
>> Anh trai Bạc Hy Lai từ chức vì vụ bê bối của em
>> Bầu Thụy chơi sang: Chả kém gì Cường "đô la"
 

Trong ngày công bố việc giành lại được bản quyền truyền hình các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam từ tay AVG, bầu Kiên khẳng định VPF sẽ kiếm được ít nhất là 50 tỷ/năm.

Theo kế hoạch mà bầu Kiên và các cộng sự đưa ra, VPF sẽ mời ngay 10 doanh nghiệp "siêu giàu" ngồi vào ghế Hội đồng bảo trợ bóng đá Việt Nam. Các doanh nghiệp này sẽ chi tiền cho VPF, đổi lại họ sẽ có quảng cáo trên truyền hình.

“VPF không đi xin tiền các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nào muốn ngồi vào ghế Hội đồng bảo trợ bóng đá Việt Nam thì cứ xung phong, chúng tôi chỉ lấy tý lệ phí. Tuy nhiên, tôi nói thẳng, các doanh nghiệp muốn có chân trong Hội đồng bảo trợ bóng đá Việt Nam phải là những doanh nghiệp lớn, có lãi suất hàng năm từ 1000 tỷ đồng trở lên”, bầu Kiên tuyên bố thẳng thừng.

 

VPF sẽ thu bộn tiền từ Hội đồng bảo trợ bóng đá Việt Nam


Nói là làm, chỉ ít ngày sau khi có được bản quyền truyền hình các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam, VPF đã tìm được 10 doanh nghiệp nghiệp xin vào Hội đồng bảo trợ bóng đá Việt Nam.

Ngoài ngân hàng ACB của bầu Kiên, tập tập đoàn HAGL của bầu Đức, Hội đồng bảo trợ bóng đá Việt Nam còn có mặt của VTV, VTC, BIDV,Techcombank, Vinamilk, Viettel, Đạm Phú Mỹ và VP Bank.

Ngay trong giai đoạn lượt về V-League 2012, mỗi doanh nghiệp trong Hội đồng bảo trợ bóng đá Việt Nam đã phải đóng góp 5 tỷ đồng. Theo dự kiến của VPF, con số trên sẽ là 7,5 tỷ đồng ở mùa 2013 và 10 tỷ đồng ở mùa 2014.

VPF cũng đã đạt được thỏa thuận với VTV và VTC về việc bỏ ra 20 phút ở mỗi trận đấu được các đài truyền hình trực tiếp để quảng bá cho 10 doanh nghiệp tham gia Hội đồng Bảo trợ bóng đá Việt Nam.

Theo dự kiến, số tiền trong 15 phút quảng cáo sẽ thuộc về VPF, số tiền trong 5 phút còn lại được giao lại cho các nhà đài để các nhà đài có kinh phí sản xuất.


Theo Infonet

Các tin cũ hơn