Con ong Beeline và giấc mơ bóng đá Việt

Thứ tư, 25/04/2012, 11:11
Cuộc tháo chạy của "ong Beeline" trong thị trường viễn thông Việt Nam được cho là hành trình không bất ngờ và đã được tiên lượng.


Các tin khác
>>Người hâm mộ Việt Nam sắp được xem giải ngoại hạng Anh miễn phí
>>Dennis Irwin mang Cup móp đến Việt Nam
>>Bóng đá Việt Nam trên “sàn” quốc tế

Đối với NHM Việt Nam có thể đó là sự hụt hẫng khi Beeline công bố hợp đồng về hình ảnh của Manchester United hồi giữa năm ngoái và cho đến bây giờ giấc mộng M.U đến Việt Nam có thể nói cũng mất hút theo đường ong.

Thực tế đôi khi cũng rất tàn nhẫn, nếu như trước đây con ong Beeline nhìn thấy ở Việt Nam một thị trường năng động và đầy tiềm năng, có thể so sánh là cả một vườn hoa thì cuộc ra đi của Beeline như một hệ quả của việc "bế tắc về kinh doanh, khó tìm đường phát triển nên họ rút để tránh lỗ thêm cũng là bình thường".

 

Chương trình quảng bá chiếc Cúp FA tại Việt Nam của Beeline


Không những thế, thông tin về việc sáp nhập 2 nhà mạng lớn tạo thành thế "song kiếm hợp bích" Vinaphone và Mobifone đã báo trước tương lai đầy rủi ro với Beeline cho dù họ cũng đã nỗ lực lôi kéo khách hàng bằng những chiêu khuyến mãi khủng, thậm chí bị coi là phá giá thị trường.

Beeline tháo chạy, thực chất là rút vốn và ít ra họ còn thu lại được một chút gì đó khi bán lại cổ phần cho Công ty viễn thông Toàn cầu.

Câu chuyện của con ong Beeline làm nhiều người chợt nhớ đến việc từ bỏ miếng mánh truyền hình của AVG.

Trong quá trình tạo dựng thương hiệu, AVG đang lỗ như thừa nhận của lãnh đạo công ty này và tiếp tục chấp nhận lỗ cùng khẩu hiệu "vì BĐVN".

Ngoài việc "mất trắng" bản quyền truyền hình, AVG còn mất những khoản tiền những năm đầu của hợp đồng. Nhưng nói như thế không có nghĩa là AVG không được gì.

Với một số vốn chừng ấy bỏ ra, trải qua một cuộc tranh cãi có sự tham gia đông đảo NHM và cơ quan truyền thông, họ đã tạo dựng được thương hiệu với cái giá chấp nhận được.

Người ta hiểu rằng phía sau những cụm từ "chuyển giao", "nhường" thực tế là để những tỷ phú cùng làm trong lĩnh vực kinh doanh giữ thể diện cho nhau.

Bởi miếng bánh truyền hình, về thực tế giá trị nó là rất nhỏ so với những hạng mục đầu tư trăm, ngàn tỷ khác.

Cuộc ra đi nào cũng có những ngỡ ngàng của nó. Trong khi những thuê bao của Beeline hoảng hốt như thể bầy ông mất ong chúa thì tâm trạng của những ai tin vào sự chịu chơi của AVG khi cam kết "đầu tư toàn bộ 100% lợi nhuận từ bản quyền truyền hình cho bóng đá và các môn thể thao khác" cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự.

Nếu xét về khả năng sinh lời từ bóng đá thì sự chia tay của AVG với lĩnh vực bản quyền truyền hình hóa ra lại là khôn ngoan, một động thái được cho là "cắt lỗ" trong bối cảnh chung của nền kinh tế và bóng đá vẫn hoàn toàn dựa vào bầu sữa doanh nghiệp.

Con ong Beeline không còn khả năng cõng Manchester United tới Việt Nam. Nhưng giấc mơ về gói cứu trợ cho bóng đá Việt khi VPF tiếp quản bản quyền truyền hình còn đó.

Chỉ có điều, mối quan hệ giữa kinh doanh và bóng đá là một mớ phức tạp. Nó sẽ còn bị đưa đẩy bởi những tác động ngoài bóng đá như quỹ đạo những con ong.


Theo Thethao24h

Các tin cũ hơn