>>Chương mới của bóng đá Việt Nam: Tiền không là vấn đề
>>Bóng đá Việt Nam trên “sàn” quốc tế
>>Vụ cầu thủ ĐTLA bị gợi ý bán độ: Công an vào cuộc
>>Những tai nạn nhớ đời của trọng tài VN
Mùa bóng này Giải hạng nhất mới vòng 16-17 đã có đối tượng bị tố cáo mua cầu thủ các đội với một mục đích: Giúp Tây Ninh trụ hạng. Sau ĐT Long An, lại đến lãnh đạo đội TPHCM lên tiếng tố cáo và cơ quan điều tra đang vào cuộc. Thực chất thì đấy không phải là chuyện lạ trong làng bóng Việt Nam.
Vicem Hải Phòng nhiều khả năng sẽ xuống hạng mùa này |
Tôi mang chuyện lãnh đạo đội ĐT Long An tố cáo tiêu cực với nhiều HLV, nhiều lãnh đạo đội bóng thì đều thấy sự ái ngại khi “tham gia chống tiêu cực” và cho rằng chỉ có ĐT Long An là dũng cảm khi chính ông Chủ tịch CLB Võ Quốc Thắng luôn đi đầu trong việc chơi thứ bóng đá sạch.
Nó cũng giống với tâm sự của lãnh đạo đội Lâm Đồng mùa trước trong trận bán kết quyết định suất lên hạng đã bị “mua” bằng đủ kiểu và chỉ biết phòng, chống giữ yên cho đội mình.
Xa hơn là chuyện ở đội tuyển quốc gia và U.23 Việt Nam. Khi sự cố ở SEA Games 23 năm 2005 xảy ra, nhiều chuyên gia và HLV nói rằng đấy là chuyện từng xảy ra, nhưng vì không ai lên tiếng và không có ai dám đứng ra tố cáo do sợ bị trả thù nên những lần trước chỉ dừng lại ở nghi án rồi quên lãng.
Bóng đá Việt Nam cứ đến cuối mùa thì nhiều đội bóng lại lo cầu thủ mình bị mua, thông qua những món tiền “đen” được tung ra để mua điểm và mua sự thiếu nhiệt tình của các cầu thủ không vì màu cờ sắc áo.
Các chuyên gia bóng đá đều thuộc lòng những kiểu “nằm” để có thưởng. Nguy hiểm hơn là bây giờ giải V-League, hạng nhất ở Việt Nam đều sáng đèn của nhà cái. Mà chuyện cầu thủ Việt Nam thua độ này gỡ bằng độ khác vẫn được chính các HLV biết và hiểu, nhưng đa số chỉ tìm biện pháp ngừa chứ chưa cùng nhau tìm ra thuốc trị.
Nếu lãnh đạo đội nào cũng như lãnh đạo ĐT Long An và nếu cầu thủ nào cũng như Tài Em ở SEA Games 23 hay Nhật Tân, Thanh Hải của ĐT Long An thì bóng đá Việt Nam sẽ trị được nhiều tật xấu.
Theo Laodong