Chợ công nhân sau hàng rào sắt ở Sài Gòn

Thứ sáu, 15/08/2014, 10:56
Những người bán hàng rong ở TP.HCM đã tạo ra khu chợ khá đặc biệt. Người bán và người mua bị ngăn cách bởi một hàng rào sắt.

: Khu “chợ” này nằm ở gần KCN Pou yuen (quận Bình Tân). Từ khi công ty cho xây hàng rào để giữ trật tự, thì những người hàng rong chỉ còn cách bán ở phía ngoài.

Chợ nằm ở gần KCN Pou yuen (quận Bình Tân). Từ khi công ty cho xây hàng rào để giữ trật tự, những người bán hàng rong chỉ còn được bán phía ngoài, công nhân đứng bên trong mua hàng.

: Khách hàng của “chợ” đặc biệt này đều là những công nhân. Cứ mỗi chiều tan ca, họ lại tụ tập lại hàng rào để mua đồ.

Khách hàng của chợ đặc biệt này là những công nhân khu công nghiệp. Cứ mỗi chiều tan ca, họ lại tụ tập xung quanh hàng rào để mua thức ăn, đồ dùng sinh hoạt cần thiết.

Khu “chợ” bày bán đầy đủ các loại hàng hóa như quần áo cũng như đồ ăn uống.

Chợ bày bán đầy đủ các loại hàng hóa thiết yếu, từ quần áo, giầy dép, đồ gia dụng đến đồ ăn, thức uống.

Những người có nhiều vốn thì đầu tư bán quần áo, dày dép để có lời.

Những người có nhiều vốn thì đầu tư cả quầy bán quần áo, giày dép...

Trong khi đó, những người ít vốn lại chọn những mặt hàng như dầu gội, muỗng nĩa, bàn chải đánh răng…để bán

Người ít vốn chọn những mặt hàng giá trị thấp như dầu gội, muỗng nĩa, bàn chải đánh răng… và bày ngay trên nền đất để bán.

Vì đều là những thứ bán cho công nhân nên giá cả khá mềm. Các mặt hàng ở đây đều không quá 50.000 đồng.

Vì đều là những thứ bán cho công nhân nghèo nên giá cả các mặt hàng ở đây đều quanh mức 50.000 đồng trở lại.

Tuy nhiên, người mua rất cẩn thận xem xét kỹ trước khi muốn mua một món đồ vì không muốn bị “hớ”.

Giá rẻ, mua bán "cách trở", nhưng khách vẫn rất cẩn thận xem xét, trả giá trước khi muốn mua một món đồ.

Chị Hà (quê Long An) lên thành phố thuê nhà trọ sinh sống. Chị Hà chọn nghề bán quần áo để mưu sinh, vừa có thời gian chăm sóc con cái, lại không bị áp lực thời gian.

Chị Hà (quê Long An) lên TP.HCM  thuê nhà trọ sinh sống. Chị chọn nghề bán quần áo mưu sinh, để có thời gian chăm sóc con cái.

Những công nhân hầu hết là người ở các tỉnh đổ về thành phố để làm thuê. Nên có một khu chợ với các hàng hóa giá cả phải chăng như thế này giúp họ mua sắm được nhiều thứ.

Vì theo lý giải của chị Hà, nhiều gian hàng như chị ở chợ này chỉ tập trung bán khi công nhân tan ca.

Cả người bán, người mua đều là những người lao động nghèo. Vì mưu sinh mà mỗi người làm một nghề, vì thế mà họ cũng trở nên thân thiết nhau.

Mua bán có vẻ không thoải mái, nhưng có một khu chợ với đầy đủ hàng hóa và giá cả phải chăng cũng thuận lợi cho công nhân các khu công nghiệp mua sắm vật dụng cần thiết, tiết kiệm thời gian đi lại.

Tuy nhiên, vì đây là khu vực cấm nên những người bán hàng kiểu này thường bị lực lượng đô thị thu hàng hóa, đưa về đồn. Mỗi lần như vậy, họ lại bị phạt tiền, coi như mất trắng cả tháng buôn bán.

Tuy nhiên, đây là khu vực cấm mua bán nên những người bán hàng kiểu này thường bị lực lượng đô thị nhắc nhở, thu hàng hóa.

Mỗi lần thấy lực lượng đô thị đi làm việc, là lúc những người bán hàng vội vàng thu dọn hàng hóa. Nhiều người nói vui, đây gọi là khu “chợ chạy”, vì hễ thấy cơ quan chức năng là phải chạy cho nhanh nếu không muốn bị mất hàng hóa.

Nhiều người gọi vui, đây là khu “chợ chạy”, vì thấy cơ quan chức năng là người bán cứ vơ vội hàng chạy cho nhanh.

Theo Zing

Các tin cũ hơn