Cận cảnh mực khô nghi trộn cao su, đốt lửa bốc mùi khét lẹt

Thứ sáu, 15/08/2014, 14:21
Khi gặp lửa, mực giả không có mùi thơm nữa mà bốc mùi khét khó chịu giống cao su cháy.
Cận cảnh khô mực nghi trộn cao su, đốt lửa bốc mùi khét lẹt
Chiều 14/8, Trung tá Kiều Hữu Việt, Đội phó Đội chống hàng giả (PC 46 - Công an thành phố Hà Nội) công bố kết quả giám định về lô hàng mực khô giả nghi làm bằng cao su non.
Cận cảnh khô mực nghi trộn cao su, đốt lửa bốc mùi khét lẹt
Trước đó, ngày 17/7, Đội phòng chống hàng giả phối hợp với công an quận Hoàng Mai kiểm tra kho hàng B6 ga đường sắt Giáp Bát được công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổng hợp Đức Thắng, do bà Nguyễn Thị Thu Hiền làm giám đốc (ngõ 2 phố Đại Từ, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai) thuê làm kho chứa hàng.
Cận cảnh khô mực nghi trộn cao su, đốt lửa bốc mùi khét lẹt
Theo tài liệu điều tra, lô hàng gồm 38 bao tải dứa màu xanh chứa mực khô đóng túi dạng xé nhỏ với tổng khối lượng là 1,7 tấn.
Cận cảnh khô mực nghi trộn cao su, đốt lửa bốc mùi khét lẹt
Phát hiện mực khô có nhiều dấu hiệu nghi vấn, đơn vị đã liên hệ gửi mẫu về Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) để giám định đến ngày 14/8 có kết quả. "Theo kết luận của Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an), trong mẫu xét nghiệm mực này chỉ có 30,6 % protein, còn 69,4 % chưa xác định đó là chất gì nghi là cao su non", trung tá Việt nói.
Cận cảnh khô mực nghi trộn cao su, đốt lửa bốc mùi khét lẹt
Các trinh sát thuộc đội cảnh sát phòng chống hàng giả cho hay, nhìn bằng mắt thường, mực khô giả này được xé sẵn. Dùng tay sờ sẽ có nhiều bột bám dính. Nhiều miếng có chiều dài bất thường lên tới hàng chục cm.
Cận cảnh khô mực nghi trộn cao su, đốt lửa bốc mùi khét lẹt
Dùng tay kéo căng các miếng mực giả này có sự đàn hồi giống dây chun cao su. Hơn nữa, các miếng mực xé sẵn phẳng, nhẵn hơn và không có gân giữa sống lưng giống mực khô thật.
Cận cảnh khô mực nghi trộn cao su, đốt lửa bốc mùi khét lẹt
Các trinh sát cũng cho biết, dùng lửa đốt sẽ phát hiện rất rõ mực thật hay giả. Khi gặp lửa, mực giả không có mùi thơm nữa mà bốc mùi khét khó chịu giống cao su cháy.
Cận cảnh khô mực nghi trộn cao su, đốt lửa bốc mùi khét lẹt
Một cách khác nhận diện mực giả là dùng mực ngâm vào nước khoảng 10 phút, cầm miếng mực giả có cảm giác nhớt, màu chuyển sang bạc trắng. Toàn bộ bột sẽ bị rụng xuống chỉ còn lại một miếng giống cao su cắt mỏng.
Cận cảnh khô mực nghi trộn cao su, đốt lửa bốc mùi khét lẹt
Độ đàn hồi được tăng lên khi ngâm vào nước. Lực lượng chức năng cũng khuyến cáo người tiêu dùng cảnh giác không sử dụng các loai mực xé sẵn không rõ nguồn gốc xuất xứ tại các cửa hàng đại lý. Tốt nhất nên sử dụng mực nguyên con và cần lưu ý khi chế biến thông qua mùi vị, màu sắc của con mực.

Theo Dân Trí

Các tin cũ hơn