Để tránh những tranh cãi không đáng có đã từng xảy ra, BTC cuộc thi Hoa hậu Dân tộc Việt Nam 2013 đã cương quyết loại trừ những trường hợp thí sinh "sống thử".
Theo đó, những thí sinh chưa lập gia đình, chưa đăng ký kết hôn, chưa sinh con. Thí sinh đã tổ chức cưới theo phong tục tập quán truyền thống của dân tộc nhưng chưa đăng ký kết hôn hoặc có thời gian chung sống như vợ chồng không được tham dự cuộc thi.
Những quy định mới của BTC Cuộc thi Hoa hậu dân tộc hoàn toàn đúng đắn và nghiêm ngặt. Bởi biết những năm gần đây, tình trạng sống thử đã trở nên phổ biến tại Việt Nam với đủ mọi thành phần từ giới văn phòng, công nhân… cho đến sinh viên, hoa hậu, showbiz. Yêu nhau, họ về ở trọ cùng nhau như vợ chồng, không coi trọng trinh tiết.
Thí sinh không sống thử mới được tham dự thi hoa hậu. Ảnh minh họa. |
Trong khi đó, người Việt Nam từ xa xưa đã coi trọng vấn đề trinh tiết của phụ nữ. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du có câu “Chữ trinh đáng giá nghìn vàng”. Nó là biểu trưng cho sự trong trắng trong tâm hồn, đức hạnh trong tình yêu, ý thức tiết chế dục vọng để giữ gìn thể xác thuần khiết cả trước và sau hôn nhân, thể hiện sự tôn trọng và chung thủy với bạn đời của người phụ nữ.
Chính vì thế người con gái đại diện cho sắc đẹp của các dân tộc Việt Nam nhất thiết cũng phải trong trắng, còn trinh tiết như vậy mới xứng đáng như vương miện của mình.
Thế nên, với những quy định mới này, BTC Cuộc thi Hoa hậu dân tộc sẽ cho từng thí sinh đi khám phụ khoa. Để loại bỏ những trường hợp thí sinh sống thử như trường hợp của thí sinh Vương Thu Phương.
Ngoài ra, Bộ Văn hóa nên nghiên cứu và học hỏi quy định mới của BTC Hoa hậu dân tộc. Nên cho thêm quy định thí sinh còn trinh mới được đi thi hoa hậu vào bản quy chế thi Hoa hậu.
Có như vậy, vương miện hoa hậu trở nên trong sạch, đẹp đẽ và không bị ô uế, xứng đáng biểu tượng sắc đẹp của Việt Nam.
Theo Phụ Nữ Today