>>Ghi chú của Steve Jobs năm 19 tuổi được định giá 15.000 USD
>>Cuộc đời phi thường của Bill Gates
Malcolm Gladwell được biết đến qua nhiều cuốn sách kinh tế nổi tiếng như “Điểm bùng phát” (tên tiếng anh “The Tipping Point”); “Những kẻ xuất chúng” (tên tiếng Anh “Outliers: Story of Success”)..
Ông Gladwell nói: “Chúng ta tôn kính những doanh nhân trong nền văn hóa của chúng ta. Họ là những nhà tiên tri. Theo đúng nghĩa đen, chúng ta thờ phụng họ. Khi bạn đọc tài liệu về những doanh nhân vĩ đại, có thể coi chúng có tính hình tượng, hoặc là tiểu sử về những vị thánh”.
Tuy nhiên, ông Gladwell cho rằng họ không đáng được tôn kính tới mức cực đoan như vậy. Theo ông, cuối cùng thì những doanh nhân này sẽ được nhớ đến bởi những gì họ giúp ích cho nhân loại, chứ không phải khả năng kiếm về hàng đống tiền. Ông đã sử dụng sự tương phản giữa hai doanh nhân huyền thoại Bill Gates và Steve Jobs làm ví dụ:
“Gates đã từng là nhà tư bản tàn nhẫn nhất, và rồi một buổi sáng ông thức dậy và nói: “Vậy đủ rồi”, và ông nghỉ hưu, mang theo số tiền bạc thuộc về mình. Tôi tin chắc rằng 50 năm sau kể từ bây giờ, ông sẽ được nhớ đến về hoạt động từ thiện, mặc dù không ai còn nhớ về Microsoft. Và trong số những doanh nhân lớn của kỷ nguyên bị lãng quên là Steve Jobs. Steve Jobs là ai? Chỉ còn những bức tượng về Bill Gates ở các nước thế giới thứ ba”.
Vậy tại sao những doanh nhân như Steve Jobs không xứng đáng được thần tượng hóa? Ông Gladwell đã chỉ ra một điểm chung giữa những doanh nhân lớn là dường như họ luôn bị ám ảnh bởi mục tiêu duy nhất là sự lớn mạnh của doanh nghiệp họ làm chủ. “Đó là lý do khiến họ rất giỏi trong việc xây dựng doanh nghiệp, nhưng cũng khiến họ không đáng được tôn thờ như những vị thánh. Vì vậy, khi dành sự tôn kính cho các doanh nhân, chúng ta cần biết rõ ràng mình tôn kính họ vì điều gì”, Malcolm Gladwell giải thích.
Theo ông, một doanh nhân sẽ là một nhà lãnh đạo có đạo đức khi họ giữ được lương tâm của mình tách rời với việc điều hành công ty.
Theo ictnews