Các nhà khoa học cho hay, mức độ bức xạ đo đo được bởi robot Curiosity, có nhiệm vụ nghiên cứu Sao Hỏa của NASA, vượt quá giới hạn cho phép.
Robot này đáp xuống Sao Hỏa vào tháng 8/2012 để tìm kiếm dấu hiệu của vi sinh vật ở hành tinh này trong quá khứ.
Kết quả thu được trong hành trình tám tháng của Curiosity trên sao Hỏa cho thấy các nhà du hành sẽ phải chịu một lượng bức xạ khoảng 660 millisieverts trong chuyến bay khứ hồi 360 ngày, thời gian ngắn nhất có thể với với kỹ thuật ngày nay mà chưa kể đến thời gian làm việc trên hành tinh đỏ.
Robot này đáp xuống Sao Hỏa vào tháng 8/2012 để tìm kiếm dấu hiệu của vi sinh vật ở hành tinh này trong quá khứ. |
NASA hiện đang muốn tăng tiêu chuẩn về khả năng gây ung thư lên 3%, tức là tăng lượng bức xạ cho phép từ 800 millisieverts lên 1.200 millisieverts, tùy thuộc vào tuổi, giới tính và các yếu tố khác của phi hành gia..
"Ngay cả đối với nhiệm vụ ngắn nhất trên Sao Hỏa, các nhà du hành của chúng ta vẫn phải đối mặt với mức độ bức xạ nguy hiểm so với giới hạn chịu đựng của con người", giám đốc y tế Richard Williams của NASA nói với Ủy ban y tế của viện khoa học quốc gia Hoa Kỳ.
Một phi hành gia sống sáu tháng trên Trạm vũ trụ quốc tế, tức là bay khoảng 250 dặm phía trên trái đất, nhận được một lượng bức xạ khoảng 100 millisieverts, tức là gấp mười lần so với việc chụp X-quang ổ bụng.
Theo yêu cầu của NASA, Viện Y học đang xem xét các tiêu chuẩn về sức khỏe cho các chuyến bay dài ngày ngoài vũ trụ. "Chúng tôi đang xem xét mức tiêu chuẩn 3% và ứng dụng của nó cho các nhiệm vụ kiểu thăm dò", Edward Semones – một quan chức tại Trung tâm vũ trụ Johnson ở Houston của NASA – cho biết thêm.
NASA cũng đang tìm kiếm các công nghệ động cơ đẩy thay thế để tăng tốc độ các chuyến đi đến sao Hỏa và các phương pháp che chắn bức xạ cho tàu vũ trụ.
Thông tin từ Curiosity về lượng và loại bức xạ có thể có trên bề mặt Sao Hỏa sẽ được đưa ra vào cuối năm nay.
Theo Lao Động