Nguyễn Bắc Son thừa nhận là "tổng đạo diễn" thương vụ MobiFone mua AVG

Thứ ba, 17/12/2019, 13:40
Bị cáo Nguyễn Bắc Son thừa nhận với tư cách Bộ trưởng, bị cáo chỉ đạo chung dự án, thừa nhận là người giới thiệu, định hướng cho MobiFone mua AVG.

Sáng 17/12, TAND Hà Nội tiếp tục phiên sơ thẩm xét xử hai cựu Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn và đồng phạm liên quan thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần AVG.

Ông Son phủ nhận được hối lộ 3 triệu USD

Bước lên bục khai báo vào cuối giờ sáng, bị cáo Nguyễn Bắc Son (nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) khai bị cáo phân công Thứ trưởng Trương Minh Tuấn tham gia dự án, sau này có Thứ trưởng Phạm Ngọc Hải và Vụ trưởng Vụ quản lý doanh nghiệp Phạm Đình Trọng.

Bị cáo Son thừa nhận với tư cách Bộ trưởng, bị cáo chỉ đạo chung dự án, thừa nhận là người giới thiệu, định hướng cho MobiFone mua AVG.

Hội đồng xét xử hỏi: "Vì sao bị cáo là người đứng đầu, là Bộ trưởng nhưng lại không trực tiếp ký quyết định 236 mà lại giao cho Thứ trưởng Trương Minh Tuấn ký?".

Bị cáo Son trả lời: "Vì anh Tuấn được tôi giao từ đầu chỉ đạo việc này và là người chịu trách nhiệm thẩm định". Sau này, bị cáo nhận thức ra là vi phạm.

Bị cáo Nguyễn Bắc Son khai tại phiên tòa. (Ảnh: TTXVN)

Về giá mua AVG, bị cáo Son khai lúc đó bị cáo không nghĩ là cao hay thấp, mà theo lãnh đạo của MobiFone là có hiệu quả kinh tế "Anh Phạm Ngọc Hải có đề xuất và tôi đồng ý", bị cáo Son nói.

HĐXX hỏi bị cáo Nguyễn Bắc Son sau khi thực hiện dự án bị cáo nhận được bao nhiêu tiền? Bị cáo Son đáp: "Tôi không nhận được tiền".

Thẩm phán tiếp tục hỏi: "Tại cơ quan điều tra bị cáo khai được Vũ chuyển 3 triệu USD?". Bị cáo Son đáp: "Lúc đó do sức khoẻ yếu, hoảng loạn nên khai. Tôi sức khoẻ rất yếu, 2 lần bị ngất trên bàn làm việc tại cơ quan điều tra, lúc đấy cơ quan điều tra yêu cầu làm việc liên tục".

Chủ toạ phiên toà ngắt lời, cho biết tại thời điểm làm việc với cơ quan điều tra, các biên bản do bị cáo ký nhận đều khẳng định bị cáo đủ điều kiện sức khỏe. Tại cơ quan điều tra bị cáo khai chi tiết quá trình nhận tiên, vẽ sơ đồ vali tiền, viết thư cho vợ con, thừa nhận đã nhận tiền của các bị cáo khác.

Bị cáo Son đáp: "Theo hướng dẫn cơ quan điều tra tôi có làm việc đó, lúc đó tôi rất yếu nên tôi khai, tôi muốn giữ tính mạng của tôi. Trong thư gửi vợ con, tôi tự nguyện khắc phục hậu quả, lấy số tiền 500 triệu trong tài khoản ngân hàng để khắc phục hậu quả".

Thấm phán hỏi lý do tại sao lại thay đổi lời khai trong phiên sơ thẩm, bị cáo Son tiếp tục nêu lý do sức khoẻ yếu, thần kinh bị ảnh hưởng.

"Ban đầu không phải tôi khai 3 triệu và khai số tiền mặt khác, nhưng cơ quan điều tra nói 'số tiền đó không đúng với quân của anh khai' nên tôi khai lại. Ban đầu tôi khai bằng tiền Việt nhưng sau đó cơ quan điều tra yêu cầu khai phải bằng tiền đô mới đủ", cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nói.

Bị cáo Son tiếp tục phủ nhận việc nhận tiền của Lê Nam Trà và Cao Duy Hải.

Sau đó, thẩm phán trích đọc lá thư của bị cáo Nguyễn Bắc Son gửi vợ con, trong đó thừa nhận có nhận số tiền 3 triệu USD và khẳng định "những lời lẽ trong thư không thể do một người có sức khoẻ yếu, thần kinh không ổn định viết ra được". Lúc này, bị cáo Son im lặng không có câu trả lời.

Ký để lấy tiền mua sữa cho con

Khi được chủ tọa đặt câu hỏi về việc Công ty TNHH Đầu tư và Thẩm định giá AMAX thẩm định giá tài sản AVG theo phương pháp nào? Bị cáo Hoàng Duy Quang - Thẩm định viên AMAX khai nhận, có 2 phương pháp là chiết khấu tài sản và chiết khấu dòng tiền. Đối với dự án AVG, bị cáo nhớ chiết khấu tài sản là hơn 16.000 tỷ đồng, còn chiết khấu dòng tiền hơn 17.000 tỷ đồng.

"Bị cáo không làm mà ký hồ sơ và báo cáo lên công ty để xử lý hồ sơ. Bị cáo nhận thức không làm giá trị doanh nghiệp mà ký là không đúng, bị cáo tự ký chứ không theo chỉ đạo của ai. Bị cáo ký như vậy thì hưởng 15% giá trị hợp đồng, nếu không làm mà ký thì hưởng 5% (khoảng 18 triệu đồng) nên bị cáo ký “để có thêm ít tiền mua sữa cho con", bị cáo Quang khai nhận.

Bị cáo Hoàng Duy Quang tại phiên xét xử.

Trước câu hỏi của chủ tọa về việc bị cáo thấy thẩm định giá của AMAX đúng hay sai, bị cáo Hoàng Duy Quang cho hay, sau này khi bị cáo xem lại hồ sơ thì bị cáo biết giá trị thẩm định của AVG là cao.

"Bị cáo sau này nhận thấy ký chứng thư và thẩm định giá là sai theo quy định của pháp luật. Bị cáo được hưởng thực tế 54 triệu từ việc này và gia đình nộp số tiền này vào quỹ của nhà nước", bị cáo Quang nói.

Không họp nhưng vẫn ký

Trước đó, HĐXX xét hỏi các bị cáo là thành viên hội đồng thành viên MobiFone và Phó Tổng giám đốc MobiFone.

Bước lên bục khai báo, bị cáo Phan Thị Hoa Mai (cựu thành viên HĐTV MobiFone) khai, bị cáo là thành viên của Hội đồng thành viên MobiFone từ năm 2015 và tham gia vào dự án mua cổ phần AVG với chức danh thành viên hội đồng thành viên.

Bị cáo Mai nói mình không được giao thực hiện nhiệm vụ cụ thể trong dự án, chỉ tham gia các cuộc họp và làm các báo cáo theo chỉ đạo để trình Bộ Thông tin và truyền thông.

Thừa nhận có sai phạm, tuy nhiên bị cáo Mai cho biết mình thực hiện theo chỉ đạo và không nhận thức được mình sai tại thời điểm thực hiện dự án.

"Tại thời điểm thực hiện dự án, tôi đã thực hiện nhiệm vụ của thành viên hội đồng thành viên nhưng vì sự kém hiểu biết của tôi về pháp luật, đến nay tôi nhận thực được dự án này sai. Tôi nhận thức được trách nhiệm của mình trong sai phạm này", bị cáo Mai nói.

Bị cáo Mai khai hoàn toàn tin tưởng vào cấp trên chỉ  thấy băn khoăn về giá trị mua và giá trị sổ sách của AVG về có sự chênh lệch.

"Ngày 16/12/2015, tôi có ý kiến cần phải kiểm toán trước khi mua AVG, nhưng sau đó tôi nghĩ phải mất vài tháng mới có báo cáo kiểm toán được. Đến ngày 25/12, chủ tịch đã tự ký quyết định mua AVG", bị cáo Mai khai.

Bước lên bục khai báo, bị cáo Hồ Tuấn, thành viên Hội đồng thành viên MibiFone thừa nhận đã ký khống 2 văn bản để hoàn thiện thủ tục mua AVG.

"Do nể nang và thiếu hiểu biết nên tôi đã ký, chỉ biết nó không ảnh hưởng gì đến dự án. Tôi chỉ tham gia với tư cách hội đồng thành viên thông qua các cuộc họp và chỉ được đọc các tài liệu tại cuộc họp. Đến bây giờ tôi nhận thấy mình có sai phạm trọng việc này, còn thời điểm thực hiện dự án, tôi hoàn toàn tin tưởng báo cáo của các đơn vị chức năng và Tổng giám đốc", bị cáo Tuấn nói.

Bị cáo Hồ Tuấn (cựu Phó Tổng giám đốc MobiFone).

HĐXX xét hỏi bị cáo Phạm Thị Phương Anh, Phó Tổng giám đốc MobiFone, đồng thời là tổ trường tổ giúp việc trong dự án.

Chủ tọa phiên toà hỏi tại sao đề xuất mua cổ phẩn AVG từ 90.1 - 95% mục đích là gì và thực hiện theo chỉ đạo của ai?

Bị cáo Phương Anh khai: "Tôi là người chỉ nhận chỉ đạo, cá nhân tôi làm theo chỉ đạo của Tổng giám đốc và hội đồng thành viên".

"Bị cáo nhìn nhận thấy rõ trách nhiệm của mình trong sai phạm chung của tập thể. Bị cáo không có chuyên môn và năng lực trong việc thẩm định giá. Trong quá trình thực hiện, bị cáo không nhận thức được mình sai nhưng sau này các cơ quan thanh tra kiểm tra chỉ ra bị cáo nhận thức được mình sai", bị cáo Phương Anh nói.

Thẩm phán hỏi: "Tại sao xuyên suốt quá trình dự án đều thể hiện nguồn vốn 30% tự có 70% vốn vay ưu đãi Chính phủ, tại sao không thực hiên đúng mà lại dùng 100% vốn tự có của MobiFone, như vậy có sai không?". Bị cáo Phương Anh trả lời: "Thực hiện như vậy là sai".

Bị cáo Nguyễn Mạnh Hùng.

Trả lời HĐXX, bị cáo Nguyễn Mạnh Hùng khai, tham gia dự án mua AVG với vai trò, trách nhiệm là Phó Tổng giám đốc, Tổ trưởng Tổ đánh giá kinh doanh, Tổ phó Tổ đàm phán. Nguyễn Mạnh Hùng biết rõ tình hình tài chính của AVG yếu kém, kinh doanh thua lỗ kéo dài, nợ vay lớn, giá mua cổ phần cao so với giá trị của AVG thể hiện trên sổ sách kế toán.

Bị cáo Hùng khai, với tư cách Phó Tổng giám đốc, bị cáo có tờ trình 4724 có đánh giá của AVG dựa trên tài liệu tư vấn, bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm trong phát thanh truyền hình, và có đề xuất thuê đơn vị để đánh giá.

Nguyễn Mạnh Hùng thừa nhận ký khống 1 cuộc họp để hoàn thiện báo cáo.

“Với dự án này, bị cáo tại thời điểm làm nhiệm vụ không được biết nhiều thông tin, trong phân công của đơn vị, đã có kiến nghị từ báo cáo 67 đánh giá kết quả kinh doanh của AVG có nêu những bất thường về số liệu. Nhưng bị cáo nhận thấy với cương vị Phó Tổng Giám đốc MobiFone, tôi có trách nhiệm trong sai phạm này", bị cáo Hùng khai.

Sáng 17/12, TAND Hà Nội tiếp tục phiên sơ thẩm xét xử hai cựu Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn và đồng phạm liên quan thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần AVG.

Trong phần xét hỏi, bị cáo Hoàng Duy Quang - Thẩm định viên Công ty TNHH Đầu tư và Thẩm định giá AMAX trả lời của câu hỏi chủ tọa.

Khi được chủ tọa đặt câu hỏi về việc AMAX thẩm định giá tài sản AVG theo phương pháp nào? Bị cáo Quang khai nhận, có 2 phương pháp là chiết khấu tài sản và chiết khấu dòng tiền. Đối với dự án AVG, bị cáo nhớ chiết khấu tài sản là hơn 16.000 tỷ đồng, còn chiết khấu dòng tiền hơn 17.000 tỷ đồng.

"Bị cáo không làm mà ký hồ sơ và báo cáo lên công ty để xử lý hồ sơ. Bị cáo nhận thức không làm giá trị doanh nghiệp mà ký là không đúng, bị cáo tự ký chứ không theo chỉ đạo của ai.

Bị cáo Hoàng Duy Quang tại phiên xét xử.

Bị cáo ký như vậy thì hưởng 15% giá trị hợp đồng, nếu không làm mà ký thì hưởng 5% (khoảng 18 triệu đồng) nên bị cáo ký “để có thêm ít tiền mua sữa cho con", bị cáo Quang khai nhận.

Trước câu hỏi của chủ tọa về việc bị cáo thấy thẩm định giá của AMAX đúng hay sai, bị cáo Hoàng Duy Quang cho hay, sau này khi bị cáo xem lại hồ sơ thì bị cáo biết giá trị thẩm định của AVG là cao.

"Bị cáo sau này nhận thấy ký chứng thư và thẩm định giá là sai theo quy định của pháp luật. Bị cáo được hưởng thực tế 54 triệu từ việc này và gia đình nộp số tiền này vào quỹ của nhà nước",bị cáo Quang nói.

Theo cáo trạng, Hoàng Duy Quang là người tìm mối để AMAX ký hợp đồng xác định giá trị doanh nghiệp AVG với MobiFone để được hưởng 10% giá trị hợp đồng.

Mặc dù, Hoàng Duy Quang không tham gia thẩm định giá trị doanh nghiệp AVG những vẫn ký với tư cách là thẩm định viên trong Chứng thư và Báo cáo xác định giá trị AVG để được hưởng thêm 5% giá trị hợp đồng.

MobiFone đã thanh toán cho AMAX 440 triệu đồng tiền thẩm định theo hợp đồng và Quang được hưởng lợi 60 triệu đồng tiền hoa hồng, nộp thuế thu nhập cá nhân 6 triệu đồng, còn lại 54 triệu đồng Quang sử dụng cá nhân.

Theo đề nghị của Hoàng Duy Quang, gia đình nộp 54 triệu đồng vào tài khoản tạm giữ của cơ quan điều tra.

Ngày 17/12, TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên toà xét xử sơ thẩm vụ “Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng”, “Đưa hối lộ” và “Nhận hối lộ” xảy ra tại Tổng Công ty Viễn thông MobiFone xét xử 2 cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn và 12 bị cáo khác.

Tiếp tục phần xét hỏi buổi sáng, HĐXX xét hỏi các bị cáo là thành viên hội đồng thành viên MobiFone và Phó Tổng giám đốc MobiFone.

Phạm Thị Phương Anh (cựu Phó Tổng giám đốc MobiFone).

Bước lên bục khai báo, bị cáo Phan Thị Hoa Mai (cựu thành viên HĐTV MobiFone) khai, bị cáo là thành viên của Hội đồng thành viên MobiFone từ năm 2015 và tham gia vào dự án mua cổ phần AVG với chức danh thành viên hội đồng thành viên.

Bị cáo Mai nói mình không được giao thực hiện nhiệm vụ cụ thể trong dự án, chỉ tham gia các cuộc họp và làm các báo cáo theo chỉ đạo để trình Bộ Thông tin và truyền thông.

Thừa nhận có sai phạm, tuy nhiên bị cáo Mai cho biết mình thực hiện theo chỉ đạo và không nhận thức được mình sai tại thời điểm thực hiện dự án.

"Tại thời điểm thực hiện dự án, tôi đã thực hiện nhiệm vụ của thành viên hội đồng thành viên nhưng vì sự kém hiểu biết của tôi về pháp luật, đến nay tôi nhận thực được dự án này sai. Tôi nhận thức được trách nhiệm của mình trong sai phạm này", bị cáo Mai nói.

Bị cáo Mai khai hoàn toàn tin tưởng vào cấp trên chỉ  thấy băn khoăn về giá trị mua và giá trị sổ sách của AVG về có sự chênh lệch.

"Ngày 16/12/2015, tôi có ý kiến cần phải kiểm toán trước khi mua AVG, nhưng sau đó tôi nghĩ phải mất vài tháng mới có báo cáo kiểm toán được. Đến ngày 25/12, chủ tịch đã tự ký quyết định mua AVG", bị cáo Mai khai.

Bưóc lên bục khai báo, bị cáo Hồ Tuấn, thành viên Hội đồng thành viên MibiFone thừa nhận đã ký khống 2 văn bản để hoàn thiện thủ tục mua AVG.

"Do nể nang và thiếu hiểu biết nên tôi đã ký, chỉ biết nó không ảnh hưởng gì đến dự án. Tôi chỉ tham gia với tư cách hội đồng thành viên thông qua các cuộc họp và chỉ được đọc các tài liệu tại cuộc họp. Đến bây giờ tôi nhận thấy mình có sai phạm trọng việc này, còn thời điểm thực hiện dự án, tôi hoàn toàn tin tưởng báo cáo của các đơn vị chức năng và Tổng giám đốc", bị cáo Tuấn nói.

Bị cáo Hồ Tuấn (cựu Phó Tổng giám đốc MobiFone).

HĐXX xét hỏi bị cáo Phạm Thị Phương Anh, Phó Tổng giám đốc MobiFone, đồng thời là tổ trường tổ giúp việc trong dự án.

Chủ toạ phiên toà hỏi tại sao đề xuất mua cổ phẩn AVG từ 90.1 - 95% mục đích là gì và thực hiện theo chỉ đạo của ai?

Bị cáo Phương Anh khai: "Tôi là người chỉ nhận chỉ đạo, cá nhân tôi làm theo chỉ đạo của Tổng giám đốc và hội đồng thành viên".

"Bị cáo nhìn nhận thấy rõ trách nhiệm của mình trong sai phạm chung của tập thể. Bị cáo không có chuyên môn và năng lực trong việc thẩm định giá. Trong quá trình thực hiện, bị cáo không nhận thức được mình sai nhưng sau này các cơ quan thanh tra kiểm tra chỉ ra bị cáo nhận thức được mình sai", bị cáo Phương Anh nói.

Thẩm phán hỏi: "Tại sao xuyên suốt quá trình dự án đều thể hiện nguồn vốn 30% tự có 70% vốn vay ưu đãi Chính phủ, tại sao không thực hiện đúng mà lại dùng 100% vốn tự có của MobiFone, như vậy có sai không?". Bị cáo Phương Anh trả lời: "Thực hiện như vậy là sai".

Bị cáo Nguyễn Mạnh Hùng.

Trả lời HĐXX, bị cáo Nguyễn Mạnh Hùng khai, tham gia dự án mua AVG với vai trò, trách nhiệm là Phó Tổng giám đốc, Tổ trưởng Tổ đánh giá kinh doanh, Tổ phó Tổ đàm phán. Nguyễn Mạnh Hùng biết rõ tình hình tài chính của AVG yếu kém, kinh doanh thua lỗ kéo dài, nợ vay lớn, giá mua cổ phần cao so với giá trị của AVG thể hiện trên sổ sách kế toán.

Bị cáo Hùng khai, với tư cách Phó Tổng giám đốc, bị cáo có tờ trình 4724 có đánh giá của AVG dựa trên tài liệu tư vấn, bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm trong phát thanh truyền hình, và có đề xuất thuê đơn vị để đánh giá.

Nguyễn Mạnh Hùng thừa nhận ký khống 1 cuộc họp để hoàn thiện báo cáo.

“Với dự án này, bị cáo tại thời điểm làm nhiệm vụ không được biết nhiều thông tin, trong phân công của đơn vị, đã có kiến nghị từ báo cáo 67 đánh giá kết quả kinh doanh của AVG có nêu những bất thường về số liệu. Nhưng bị cáo nhận thấy với cương vị Phó Tổng Giám đốc MobiFone, tôi có trách nhiệm trong sai phạm này", bị cáo Hùng khai.

Tiếp tục phiên xét xử, thẩm phán yêu cầu đưa ông Nguyễn Bắc Son vào phòng xử.

Theo VTC

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích