Nghèo nàn clip giới thiệu lịch sử Việt Nam

Thứ tư, 09/01/2013, 17:09
Trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng, trận Điện Biên Phủ trên không, Giải phóng Sài Gòn... được tái hiện sinh động, hấp dẫn trong clip hoạt hình 2D, 3D. Nhưng đây chỉ là một vài trong rất ít clip về lịch sử được đưa lên mạng.

Sau khi clip "Lịch sử xây dựng và bảo vệ lãnh thổ Việt Nam" do sinh viên làm gây "sốt" trên mạng, nhiều phim ngắn và clip hoạt hình về đề tài lịch sử cũng được các diễn đàn truy tìm.

lich su Viet Nam

 Bộ phim hoạt hình của nhóm sinh viên ĐH Quốc tế Hồng Bàng được dàn dựng công phu.

Bộ phim hoạt hình Đại chiến Bạch Đằng của nhóm sinh viên chuyên ngành Hoạt hình Manga Nhật & Comic Mỹ (ĐH Quốc tế Hồng Bàng) được cộng đồng đánh giá hoành tráng cả về đồ họa lẫn hiệu ứng. Phim tốt nghiệp của nhóm Bạch Đằng nhận được nhiều sự ủng hộ và khâm phục của người xem.

hinh chu S
2.000 thủy quân Nam Hán vượt biển vào xâm lược nước ta.

Qua bộ phim dài hơn 6 phút, nhóm sinh viên đã tái hiện được kịch tính và không khí chiến đấu sục sôi trong đội quân của Ngô Quyền. Hình ảnh đẹp, nhân vật khắc họa có thần thái, đặc biệt âm nhạc phụ trợ khiến Đại chiến Bạch Đằng được nhận xét là thước phim lịch sử đẹp, ý nghĩa. Cảnh hai đội quân thủy chiến, bãi cọc ngầm và sự thất bại nặng nề của địch đã mang lại nhiều cảm xúc.


Xem xong phim, Hưng Nguyễn thốt lên: "Học lịch sử thế này mới dễ vào". Còn Hường Phan bày tỏ sự cảm phục: "Mong muốn được xem nhiều hơn nữa những trang sử hào hùng của dân tộc và đặt hy vọng ở những bạn trẻ có tâm huyết như thế này". Thích thú với hình thức thể hiện mới mẻ, Ngoc Nguyen khen ngợi: "Quá hay, ước gì Việt Nam mình có nhiều phim về lịch sử hơn".

Bất ngờ trước một bộ phim lịch sử do sinh viên làm, Nguyen Truc chỉ tiếc ở một vài điểm âm thanh như tiếng trống chưa đủ hào hùng, tiếng nói nhỏ hơn tiếng nhạc nền nên nghe không rõ và "đoạn đánh nhau hơi ngắn".

lich su Viet Nam
Thủy chiến trên sông Bạch Đằng diễn ra kịch tính nhờ hiệu ứng âm thanh, thuyết minh.

Độc giảHiếu Hoàng cho rằng, "lịch sử Việt Nam hào hùng nhất thế giới mà các nhà làm phim không biết khai thác". "Tôi chưa bao giờ xem phim ở rạp nhưng nếu chiếu những phim như vậy chắc chắn sẽ đi xem", nickname trên viết. Còn một số ý kiến khác cho rằng, phim nên có phụ đề tiếng Anh và tiếng Trung.

Không ít người ủng hộ bộ phim của nhóm Bạch Đằng ra rạp và khẳng định phim sẽ "cháy vé", nhưng Duc Nguyen, một thành viên thực hiện bộ phim chia sẻ, do thiếu nhân lực, bộ phim chỉ vỏn vẹn làm hơn 3 tháng nên đành cho phim đi theo lối kể truyện. Ban đầu, nhóm Bạch Đằng cũng "muốn đẩy sâu và hay hơn nữa" để truyền tải thông điệp "Lịch sử Việt Nam rất oai hùng".

lich su Viet Nam

Kinh thành Thăng Long xưa trong Khát vọng Thăng Long.

Cũng là một sản phẩm của học sinh, clip Đại Việt sử ký kỷ niệm đại lễ 1.000 năm Thăng Long điểm lại những dấu mốc lịch sử, từ năm 1010 vua Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La; Vua Lý Thái Tông cho xây dựng chùa Một cột hình bông sen năm 1049; Văn Miếu - Quốc Tử Giám, điện Kính Thiên được xây dựng...

Ngoài ra, clip còn giới thiệu văn hóa và các làng, phố nghề ở Thăng Long, đưa người xem tham quan phố phường Hà Nội thời bao cấp với bách hóa tổng hợp Tràng Tiền, tháp Rùa, Ô Quan Chưởng, cầu Thê Húc và cả cuộc sống ồn ào, sôi động ở phố phường.

Nếu Đại Việt sử ký điểm lại từng thời kỳ trong lịch sử thì thì bộ phim 3D Khát vọng Thăng Long lại dẫn người xem lên đoàn thuyền dời đô từ Hoa Lư về Đại La tham quan đường phố xưa và kinh thành Thăng Long. Các ý kiến cho rằng "mọi cái đều ổn" nhưng nhưng hình ảnh con rồng đen thì chưa được và nên bổ sung thêm cảnh sinh hoạt của người dân.

Có người đã sử dụng các phần mềm hỗ trợ để tái hiện lại "Điện Biên Phủ trên không" hay "Giải phóng Sài Gòn" sống động giúp lớp trẻ ngày nay hiểu thêm về lịch sử và cuộc chiến giành độc lập của dân tộc.

Theo VNE

Các tin cũ hơn