Ở Hàn Quốc, có rất nhiều tiêu chí để định nghĩa giới trung lưu. Theo một nguồn tin, tại đất nước này, nếu sống trong một căn hộ hơn 130 m2, lương mỗi tháng 6.000 USD và tổng tài sản 500.000 USD thì được xếp vào tầng lớp trung lưu. Vậy ở nước láng giềng Triều Tiên thì “tầng lớp trung lưu” được định nghĩa như thế nào?
Ảnh minh họa
Theo Im Kyong-hun, người đã bỏ Nampo (Triều Tiên) ra đi năm 2008: “Ở Triều Tiên, tầng lớp trung lưu sẽ là những gia đình không phải lo lắng về chuyện ăn và có đủ "chỉ số 5 và 5”.
“5 và 5” là tài sản gồm 5 vật dụng gia đình và 5 thiết bị điện. Năm đồ dùng gia đình gồm giá để giày, căn phòng nhỏ, tủ chăn màn, tủ quần áo, giá sách. Năm thiết bị điện bao gồm: TV, tủ lạnh, đầu đĩa, quạt điện và máy giặt. Ở Nampo, kênh truyền hình Hàn Quốc rất nét, vì vậy trong số 5 thiết bị điện, TV là thiết bị được trọng dụng nhất.
Cô Im còn cho biết thêm, để có thể mua thức ăn, gia đình phải có người họ hàng có thể tiếp cận được với nguồn ngoại tệ ở nước ngoài và gửi về nhà. Những gia đình có người thân tiếp cận được với nguồn ngoại tệ thường có địa vị xã hội tốt.
Còn Yu Ok-jin, người cũng bỏ Triều Tiên đi năm 2011, không đồng tình lắm với kiến của cô Im. Theo ông này, “một hộ gia đình có gạo để ăn” là tiêu chí cho tầng lớp trung lưu. Ông Yu kết luận rằng, dù còn nhiều thứ khác nhưng một hộ gia đình có đủ gạo để ăn thì không phải lo lắng gì.
Như vậy theo quan điểm của cả Im và Yu, khả năng có thức ăn trong nhà được coi là yếu tố để đánh giá tầng lớp trung lưu ở Triều Tiên, đó là tầng lớp “không phải lo gì về chuyện ăn uống”.
Theo Infonet