Mỹ đưa 6 chiến đấu cơ tàng hình 'dằn mặt' Trung Quốc

Thứ sáu, 04/07/2014, 10:30
Động thái này là tín hiệu chính trị mạnh mẽ mà Mỹ gửi đến Trung Quốc.
Theo RFI, Malaysia phải chăng cũng là một thành tố quan trọng trong chiến lược xoay trục qua châu Á của Mỹ?
Trung tuần tháng 6/2014, Lầu Năm Góc đã gửi 6 chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor, thuộc loại hàng đầu của Mỹ hiện nay, đến tham gia một cuộc tập trận chung với Malaysia.

Theo nhật báo Mỹ Washington Times, số ra ngày 3/7/2014, động thái này là một tín hiệu chính trị mạnh mẽ gửi đến Trung Quốc.

Nóng sáng 4/7: Mỹ đưa 6 chiến đấu cơ tàng hình 'dằn mặt' Trung Quốc

Đây là lần đầu tiên F-22 được sử dụng trong các cuộc tập trận định kỳ Mỹ-Malaysia hai năm một lần, mang tên là Cope Taufan 2014. Malaysia là một quốc gia trọng tâm trong nỗ lực của Lầu Năm Góc nhằm tăng cường và củng cố liên minh cũng như quan hệ với Đông Nam Á.

Báo chí Trung Quốc cũng tố cáo rằng các máy bay F-22 tại Malaysia - hoạt động từ căn cứ không quân Hoàng gia Malaysia ở Butterworth cách thủ đô Kuala Lumpur khoảng 218 dặm về phía Bắc - sẽ cải thiện năng lực sẵn sàng chiến đấu của Mỹ trong một cuộc tấn công Trung Quốc trong tương lai.

Được biết, trước đây F-22 từng được triển khai từ bản doanh tại Hawaii qua Nhật Bản, Hàn Quốc và Guam.

Ngày 2/7, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam thông tin, máy bay Mỹ tiếp tục xuất hiện trên khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981.
Đây là lần thứ hai các tàu Việt Nam đang hoạt động trên biển Hoàng Sa ghi nhận sự xuất hiện của máy bay Mỹ.

Cụ thể, trong ngày 2/7, các tàu Cảnh sát biển Việt Nam tiếp tục ghi nhận máy bay EP-3 của Mỹ bay qua khu vực giàn khoan Hải Dương-981 ở độ cao khoảng 3.000m.

Phân bổ gói 16.000 tỷ đồng hỗ trợ ngư dân


Ngày 3/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì họp Thường trực Chính phủ quyết định Phương án phân bổ, sử dụng 16.000 tỷ đồng hỗ trợ ngư dân đóng tàu đánh bắt xa bờ; đóng tàu, trang thiết bị cho lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư.

Nóng sáng 4/7: Mỹ đưa 6 chiến đấu cơ tàng hình 'dằn mặt' Trung Quốc
Gói hỗ trợ 16.000 tỷ đồng được kỳ vọng sẽ tạo ra "cú hích" thúc đẩy ngư dân vững tâm bám biển, vươn khơi. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)

Quyết định tạm ứng ngân sách hỗ trợ kinh phí sửa chữa, đảm bảo an toàn các hồ chứa nước năm 2014 và kế hoạch hỗ trợ sửa chữa, đảm bảo an toàn hồ chứa nước năm 2015.

Một tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị Trung Quốc bắt giữ


Theo Thanh niên Online, chiều 3/7, sau khi xác minh vụ việc, UBND xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) đã gửi báo cáo đến các cơ quan chức năng của huyện và tỉnh Quảng Ngãi về việc một tàu cá của ngư dân địa phương bị Trung Quốc bắt giữ khi đang hành nghề ở vùng biển Việt Nam.

Theo UBND xã Phổ Thạnh, ngày 28/6, tàu cá QNg 94912 TS, công suất 100 CV của ngư dân Võ Đạt (46 tuổi), ở thôn Thạnh Đức 1, xã Phổ Thạnh làm chủ phương tiện, cùng tàu cá QNg 94913 TS (cũng của ngư dân Võ Đạt làm chủ phương tiện) rời bến cá Thọ Quang (Đà Nẵng) tiến ra vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam để hành nghề kéo đôi.

Trong khi 2 tàu cá đang khai thác hải sản thì bị nhiều tàu của Hải quân Trung Quốc vây bắt tàu cá QNg 94912TS cùng 6 ngư dân đưa về Trung Quốc vào lúc 8h ngày 3/7.

Thời điểm này, tàu cá QNg 44158 TS do ngư dân Huỳnh Kim Cơ (ở cùng xã) làm chủ phương tiện, cũng đang khai thác hải sản cùng ngư trường phát hiện nên điện máy Icom báo về cho người nhà ngư dân Võ Đạt.

Ngay sau khi nhận tin, gia đình ngư dân Võ Đạt đã trình báo vụ việc với các cơ quan chức năng.

Quốc tế đánh giá rất cao ứng xử của VN với TQ


Việc Việt Nam kiên trì đấu tranh hòa bình và áp dụng các biện pháp nhằm tránh sự hung hăng, ngang ngược của Trung Quốc đã được cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết tại cuộc họp báo chiều 3/7.

Nóng sáng 4/7: Mỹ đưa 6 chiến đấu cơ tàng hình 'dằn mặt' Trung Quốc
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Rosario (Ảnh: TG & VN)

Từ thời điểm diễn ra vụ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển Việt Nam, Việt Nam đã có hơn 30 cuộc tiếp xúc với phía Trung Quốc.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc, sau 30 cuộc tiếp xúc nói trên, Việt Nam và Trung Quốc đã có thêm cuộc tiếp xúc nào hay chưa và có tiến triển gì trên mặt trận ngoại giao chưa, ông Lê Hải Bình cho biết:

“Cho đến nay, Việt Nam vẫn đang rất kiên trì tìm mọi cách để tiếp xúc, đối thoại với Trung Quốc để cùng nhau tìm ra biện pháp cũng như giải pháp cho vấn đề. Những nỗ lực tiếp xúc và đối thoại này diễn ra ở nhiều cấp khác nhau”.

Trong lúc đó, các lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam tại khu vực mà Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vẫn đang kiên trì thực hiện các biện pháp để tuyên truyền và yêu cầu giàn khoan Hải Dương-981 cũng như các tàu lực lượng hộ tống, máy bay hộ tống của Trung Quốc rời khỏi vùng biển Việt Nam.

Sự kiên trì này cũng như các biện pháp nhằm tránh sự hung hăng, ngang ngược của Trung Quốc đã được cộng đồng quốc tế, ngay cả phóng viên nước ngoài được đi ra thực địa chứng kiến mọi việc, đánh giá hết sức cao”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho hay.

Theo VTCNews

Các tin cũ hơn