Hành động lạ của người mẹ 'xin tiền chữa ung thư cho con'

Thứ tư, 15/04/2015, 09:44
Nhiều người làm nghề xe ôm, bán nước, bán bánh mì dạo bỏ cả công việc để đi xin tiền giúp mẹ con cháu bé bị ung thư máu. Tuy nhiên, tất cả những người tốt bụng này đều bị qua mặt.

Ôm con người dưng đi… xin tiền hộ

Vừa qua, hành khách tại bến xe Giáp Bát (Hà Nội) không khỏi bất ngờ trước cảnh tượng, một nhóm người, khi thì là một người đàn ông nhỏ nhắn, tóc điểm bạc, đeo mục kỉnh; khi là chị bán bánh mì, bán nước dạo… vừa khệ nệ, lỉnh kỉnh thúng mẹt, một tay bế bé trai chừng hai tuổi lên xuống các chuyến xe buýt đợi giờ xuất bến, hoặc đến những chỗ đông người…

Bé trai trắng trẻo, mặt mũi khôi ngô, tuấn tú nhưng một bên tai băng kín bông gạc. Chỗ băng bông rịn máu ướt đẫm cả chiếc áo nhỏ bé, vòng từ cổ áo xuống tận vạt áo…

Cháu bé chưa biết nói, gương mặt nhiều lúc mệt mỏi, thẫn thờ, lại phải di chuyển liên tục, lên xuống xe, hay chạy hết chỗ này chỗ khác trong bến xe Giáp Bát.

http://saigonnews.vn/http://221.133.9.65/contents/002/2012/10/18/227.jpg
Đinh Thị Lệ và cháu trai Phạm Tuấn A. mà Lệ nói bị ung thư máu đã khiến nhiều người ở bến xe Giáp Bát thương cảm, đã bế con đi ăn xin hộ Lệ.

Những người bế cháu, họ lặp đi lặp lại một thông điệp, đây là cháu bé mắc bệnh hiểm nghèo, đang điều trị bệnh ung thư máu tại Viện Huyết học Trung ương. Sự sống của cháu phụ thuộc vào tấm lòng hảo tâm của các cô, các chú, các anh chị, các cháu…

Và, sau mỗi lần trình bày hoản cảnh ấy, có những ánh mắt cảm thông, có những bàn tay lần vào túi, người dăm ba ngàn đồng lẻ, người một vài chục ngàn, có cả tờ tiền mệnh giá trăm ngàn… bỏ vào chiếc túi nilon cầm bên cạnh cháu bé. Nhưng, cũng không ít những ánh mắt nghi ngờ, rồi lạnh lùng quay đi.

Người đàn ông nhỏ bé đó là ông Trần Văn Thụy, hành nghề xe ôm tại bến xe Giáp Bát. Ông Thụy năm nay 65 tuổi, người nhỏ nhắn nhưng vẫn còn khỏe mạnh.

Chị bán bánh mì, bán nước dạo có tên Nguyễn Thị Luyến, quê Lý Nhân, Hà Nam. Một nhóm phụ nữ trung tuổi khác, người cũng gày gò, gương mặt lam lũ bởi cảnh mưu sinh nơi bến xe, vỉa hè… hàng ngày nhặt từng cắc lẻ kiếm sống. Thế nhưng, mấy ngày qua, họ đều lần lượt thay phiên nghỉ bán hàng để làm một việc thiện nguyện, mà chắc hẳn, không phải ai cũng tin đó là câu chuyện có thật

Ông Trần Văn Thụy - làm nghề xe ôm ở bến xe, bế cháu Tuấn A. đi ăn xin trên các tuyến xe buýt.

Chị Luyến kể, ngày 4/4, chị bắt gặp hai mẹ con người đàn bà mệt mỏi ngồi ở gốc cây trong bến xe. Chị chạy qua mời mua bánh, mua nước, đáp lại là đôi mắt mệt mỏi của người phụ nữ lam lũ. Nhìn xuống đứa bé, thấy máu rịn ra ướt đẫm chiếc áo, những chỗ máu khô chuyển màu đỏ sậm như nước người nhai trầu…

Tò mò hỏi chuyện, chị Luyến được người mẹ kể lại trong nước mắt về gia cảnh hai mẹ con nghèo khổ ôm nhau lên Hà Nội chữa bệnh từ 6 tháng trước.

Người phụ nữ có tên Đinh Thị Lệ (35 tuổi, quê xã Đức Long, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình). Cháu bé Phạm Tuấn A. (SN 9/1/2014) là bệnh nhân đang điều trị tại Viện Huyết học Trung ương.

Khi phát hiện cháu bị bệnh hiểm nghèo (ung thư máu), người chồng đã lạnh lùng bỏ đi để lại gánh nặng cho vợ con tự chịu đựng. Hết tiền chạy chữa, mẹ con Lệ lâm vào cảnh đường cùng, phải ra bắt xe về quê lo vay mượn, nhưng cũng không đủ tiền để về quê.

Thương cảm, chị Luyến dúi cho mẹ con chị Lệ mấy chiếc bánh mì rồi toan bước đi, thì người mẹ khốn khổ gọi lại, bảo: “Chị ơi, chị đi xin tiền giúp cháu, không có tiền một ngày hơn một triệu đồng để tiêm thuốc cầm máu, cháu nhà em không thể sống được…”.

Trước lời cầu khẩn vu vơ ấy, như có người xui khiến, chị Luyến đã bỏ cả mẹt bánh mì, rồi ôm đứa bé thay mẹ nó đi xin tiền…

Sau 3-4 ngày đi ăn xin giúp, số tiền mà những người tốt bụng này đã quyên được lên tới hàng triệu đồng; nhiều hành khách không mang theo tiền còn về nhà lấy tiền mang đến bến xe ủng hộ cháu bé cả triệu đồng…

Câu chuyện cảm động khiến nhiều người rơi nước mắt, bởi những người lao động, buôn thúng bán mẹt cũng bỏ cả công việc đi… quyên tiền giúp cháu bé bị nạn.

Trong lúc họ bế cháu bé đi ăn xin, người mẹ kiệt sức ngồi trong phòng chờ bến xe, lúc nào cũng có 3-4 chị bán bánh mì, bán nước khác đứng xung quanh vì lo lắng, thương cảm.


Chị Nguyễn Thị Luyến (người mang rổ nhựa) cùng các chị bán bánh mì ở bến xe.

Tuy nhiên, câu chuyện trên lại không hoàn toàn là sự thực.

Từ câu chuyện của chị Lệ, chúng tôi đã liên lạc với Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương (địa chỉ số 14 Trần Thái Tông, quận Cầu Giấy) để tìm hiểu hồ sơ bệnh án của bệnh nhân Phạm Tuấn A.

Kiểm tra toàn bộ hồ sơ lưu các bệnh nhân nhập viện trong vòng 9 tháng trời (theo lời Lệ, cháu Tuấn A. đã điều trị trong thời gian 6 tháng tại Viện Huyết học) nhưng không hề có tên nào như vậy.

Lần theo địa chỉ Đinh Thị Lệ cung cấp, những thông tin phản hồi chúng tôi có được, hoàn toàn bất ngờ.

Trưởng công an xã Tiên Tân, huyện Duy Tiên (Hà Nam) - địa phương Lệ nói là quê chồng, ông Phạm Quang Khải cho biết, Đinh Thị Lệ có quê gốc ở xã Đức Long, huyện Nho Quan, Ninh Bình.

"Tuy nhiên, đây là đối tượng lừa đảo đang trốn khỏi địa phương, có biệt danh 'Lệ lừa'" - ông Khải nói.

Cũng qua trưởng công an xã Tiên Tân (huyện Duy Tiên) và công an xã Đức Long (quê Lệ), sự thật về mẹ con người phụ nữ bất hạnh được phơi bày...

Theo News.Zing

Các tin cũ hơn