Chợ Bình Tây (chợ Lớn mới) được xây dựng cách đây gần 100 năm trên vùng đất sình lầy, do thương gia Quách Đàm, thương hiệu Thông Hiệp (1863 - 1927) bỏ tiền.
Ông còn là người được xem như ''thần tài'' của chợ. Từ khi rời quê hương Trung Quốc với hai bàn tay trắng sang Việt Nam lập nghiệp, ông đi thu mua ve chai, lông vịt và các loại nguyên liệu phế thải để sinh sống… Nhờ đức tính cần cù chịu khó sau đó ông phấn đấu trở thành người giàu có.
Sau năm 1975, chợ Lớn mới do thương gia Quách Đàm xây dựng được đổi tên thành chợ Bình Tây. Theo thống kê, hàng năm có trên 120.000 lượt du khách nước ngoài đến tham quan và mua sắm tại chợ để vừa được tận mắt ngắm nhìn một kiến trúc cổ độc đáo của TP, vừa thỏa sức mua sắm các loại hàng hóa đặc trưng của vùng đất phương Nam.
Chợ Bình Tây được xem một trong những ngôi chợ sầm uất nhất Sài Gòn. Ảnh: H.V. |
Chợ có hơn 2.300 sạp hàng, mỗi năm có hơn 120.000 khách nước ngoài đến tham quan và mua sắm.
Sau gần 90 năm, chợ Bình Tây đã xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều mái ngói trong nhà lồng chợ mục nát. Cuối năm 2016, chợ tạm ngưng hoạt động trong một năm để nâng cấp, sửa chữa toàn diện.
Dự án có tổng mức đầu tư hơn 104 tỷ đồng, từ ngân sách ngoài Nhà nước - nguồn thu trước tiền sử dụng điểm kinh doanh của các tiểu thương trong 10 năm.
Các hạng mục cải tạo, sửa chữa tại chợ gồm thay mới toàn bộ hệ thống rui và lợp lại ngói theo mẫu cũ; sơn lại tường, cột, trần; cải tạo cầu thang, lan can; nâng nền và lát gạch sàn tầng trệt, tầng lầu, cải tạo văn phòng bảo vệ và cải tạo hệ thống cửa chính. Các hạng mục xây mới gồm khu vệ sinh công cộng và nhà đặt máy phát điện dự phòng.
Sau khi được công nhận di tích cấp thành phố, ,mọi hoạt động xây dựng, khai thác trong khu vực chợ Bình Tây đã khoanh vùng bảo vệ đều bị nghiêm cấm. Trường hợp đặc biệt sử dụng đất ở khu vực di tích phải được UBND thành phố cho phép.
Theo Zing