|
Hệ thống phòng không S-400. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga |
Chúng tôi tiếp tục thương lượng về mọi vấn đề liên quan đến S-400, bao gồm việc sản xuất chung và giá cả. Chúng tôi đã nhất trí về mặt nguyên tắc nhưng tôi không thể nói bất cứ điều gì liên quan đến vấn đề kỹ thuật”, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu nói.
Trước đó, truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ cũng đưa tin nước này đã đạt đến giai đoạn chót để ký thỏa thuận với Nga về việc mua hệ thống tên lửa phòng không S-400, và điều đó diễn ra tại thời điểm căng thẳng giữa Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Điện Kremlin ở giới hạn của sự cực đoan.
Theo kế hoạch, nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sẽ thảo luận về hợp đồng mua S-400tại cuộc gặp ngày 3/5 tới ở Sochi, tờ The National Interest viết, dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Fikri Isik.
“Thổ Nhĩ Kỳ cần sở hữu hệ thống tên lửa phòng không”, ông Isik nói: “Công việc mua bán S-400 đã đạt đến điểm cuối cùng. Nhưng giai đoạn kết thúc không có nghĩa là ‘chúng ta hãy ký một thỏa thuận vào sáng mai’”.
Tờ The National Interest dẫn nguồn một trong những cơ quan thông tấn Nga cho biết, quyết định của Ankara lựa chọn S-400 đã được thông qua bởi hậu quả của thực tế rằng NATO đã không thể đưa ra cho các nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ "phương án thay thế hiệu quả".
Thỏa thuận về việc mua tên lửa ẩn chứa những "thách thức tiềm năng" cho NATO, vì các nước thành viên của liên minh thường sử dụng thiết bị quân sự thống nhất phương Tây, theo The National Interest.
Bên cạnh đó, giao dịch này sẽ tạo ra sự "tiến thoái lưỡng nan về địa chính trị," nếu xét đến vai trò quan trọng của Ankara trong cuộc chiến chống "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng, bởi Thổ Nhĩ Kỳ có biên giới chung với Syria.
Nếu thỏa thuận về S-400 được ký kết, đó sẽ là một bước tiến cho quan hệ gần gũi hơn giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, bất chấp những khó khăn trong quan hệ song phương trong những năm gần đây, nảy sinh khi các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay chiến đấu của Nga trong tháng 11/2015.
Tuy nhiên, gần đây tình hình đã được cải thiện, tháng 10/2016 nước này thậm chí đã ký thỏa thuận quan trọng với Nga trong lĩnh vực năng lượng.
Trong khi đó, theo một số chuyên gia, ngay cả khi giao dịch về S-400sẽ được ký kết, điều đó sẽ không thể cải thiện đáng kể mối quan hệ song phương giữa Moscow và Ankara.
Tổ hợp tên lửa S-400 do Phòng Thiết kế, Tập đoàn Almaz-Antey, Nga, phát triển, là phiên bản cải tiến với nhiều tính năng mạnh mẽ hơn loạt hệ thống tên lửa đất-đối-không S-300.
Hệ thống này được biên chế từ tháng 4/2007 và lần đầu triển khai trên thực địa 4 tháng sau đó.
Hệ thống có thể tiêu diệt tất cả các vật thể xuất hiện trên không, bao gồm máy bay, phương tiện bay không người lái (UAV) hay tên lửa đạn đạo, ở độ cao 50 km và tốc độ tối đa của mục tiêu lên đến 4.800 m/giây.
S-400 có khả năng theo dõi 300 mục tiêu và cùng lúc bắn hạ 36 mục tiêu trong đó. Đặc biệt, S-400 đủ sức hạ gục những tên lửa chiến lược có tầm bắn tới 3.500 km, gấp gần 4 lần hệ thống Patriot của Mỹ.
Tổ hợp tên lửa này được tích hợp radar đa chức năng chống nhiễu, hệ thống phát hiện và ngắm bắn tự động, tên lửa phòng không, bệ phóng và trung tâm chỉ huy - điều khiển.
S-400 có thể khai hỏa 5 loại tên lửa để tạo nên cơ chế phòng thủ phân lớp.
Theo Tiền Phong