|
Những ống đầu tiên của dự án xây dựng đường ống dẫn khí Nord Stream 2 của Nga được vận chuyển bằng đường sắt tới đảo Rugen (Đức) |
Nhà quan sát chính trị Vladimir Ardaev trong một bài phân tích cho Sputnik đã chỉ ra rằng, Washington đang tạo ra một “cuộc chiến năng lượng” mới tại châu Âu, với thị trường khí thiên nhiên là chiến trường và Moscow là đối thủ.
Kể từ khi bắt đầu xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) vào đầu năm 2016, Mỹ đã nhận thức được sức mạnh hiển nhiên của khí đốt tự nhiên và có những kế hoạch đầy tham vọng, với mong muốn chiếm được 10% thị trường khí đốt châu Âu, tương đương khoảng 45 tỉ mét khối/năm.
Tuy nhiên, một năm rưỡi đã trôi qua và mặc cho các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào các công ty năng lượng của Nga được đưa ra, kết quả mà nền kinh tế lớn nhất thế giới thu về vẫn chỉ ở mức khiêm tốn. Theo Báo cáo thống kê về Năng lượng Thế giới của BP, trong 4,4 tỉ mét khối LNG được Mỹ xuất khẩu đi toàn cầu trong năm qua, chỉ có 0,5 tỉ mét khối đến được thị trường châu Âu.
Dưới đây là những lý do kiềm chế sự lên ngôi của Mỹ tại thị trường khí đốt châu Âu, theo tổng hợp từ Sputnik.
Chi phí vận chuyển cao
Dự án Dòng chảy phương Bắc 2 được cho là sẽ có tác động lớn đến toàn châu Âu |