Nga-Mỹ cũng không cản được Israel phá thỏa thuận ngừng bắn Syria?

Thứ hai, 10/07/2017, 14:01
Israel rất lo ngại về thỏa thuận ngừng bắn Nga-Mỹ mới đạt được ở Syria, bởi nó không đếm xỉa đến mối quan ngại của họ về an ninh quốc gia.

Nga-Mỹ đạt được thỏa thuận ngừng bắn ở Tây Nam Syria

Thỏa thuận ngừng bắn mà Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin mới đạt được hôm 9 tháng 7 sẽ có hiệu lực dọc theo biên giới phía Tây Nam của Syria với Jordan và Israel có không ít những yếu tố không rõ ràng và việc thực thi nó có triển vọng hết sức mơ hồ.

Tại sao thỏa thuận này được đánh giá là không có tính khả thi? Nguyên nhân quan trọng nhất mà người ta ít nghĩ đến chính là việc chả ai quan tâm đến nỗi lo lắng của Israel về sự hiện diện quân sự của lực lượng Iran và Hezbollah trên biên giới của nước này.

Thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu đã đưa ra quan điểm này trước cuộc họp nội các vào hôm 10/7, sau khi thông báo mối quan ngại đó lên Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 8/7 và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson trước cuộc gặp gỡ Trump-Putin tại hội nghị thượng đỉnh G20.

Cả hai đều bảo đảm với ông rằng, sự lo ngại của Israel là không có cơ sở và nó sẽ được tính đến trong thỏa thuận ngừng bắn này. Tuy nhiên, họ cũng không nêu cụ thể hình thức đó sẽ được đưa vào trong thỏa thuận ngừng bắn như thế nào.

Thỏa thuận ngừng bắn mà nguyên thủ Nga-Mỹ đạt được tại Hamburg với sự phô trương rầm rộ hóa ra “mới chỉ là một cái tên cho một tác phẩm vẫn chưa được viết về một chương mới trong hợp tác quân sự và chính trị tương lai của hai cường quốc Nga-Mỹ”.

Cho đến ngày 10/7, vẫn chưa có thông báo gì có gì được nghe từ Tehran, Damascus hay Beirut về việc liệu họ có quan điểm thế nào về thỏa thuận ngừng bắn này và vai trò của họ trong việc duy trì lệnh ngừng bắn ở khu vực phía Nam Syria.

Hiện nay, 2 trong số các đồng minh của Mỹ có liên quan đến thỏa thuận ngừng bắn này, mới chỉ có một mình Jordan đang bắt tay tổ chức hoạt động ngưng chiến và tuyên bố đây là “một thành tựu lớn”, ngược lại, Israel vẫn đang ngập tràn lo lắng.

Thỏa thuận ngừng bắn do Nga-Mỹ thiết lập đang khiến Israel lo lắng

Theo các phát ngôn viên ở Amman, các máy bay không người lái và máy bay chiến đấu của Mỹ và Jordan sẽ cùng nhau giám sát sự chấm dứt các cuộc xung đột ở các khu vực nổi dậy ở tỉnh Daraa và Quneitra, biến chúng trở thành những vùng tự trị độc lập, như một mô hình cho phần còn lại của đất nước.

Thỏa thuận ngừng bắn hết sức mong manh

Theo giới phân tích, những tuyên ngôn lạc quan như vậy không có cơ sở, thỏa thuận ngừng bắn ở khu vực Tây Nam Syria rất khó có thể được thực thi bởi những nguyên nhân sau đây:

Thứ nhất là thỏa thuận ngừng bắn vẫn còn quá sơ sài. Người Mỹ và người Nga vẫn chưa đưa ra chi tiết về sự sắp xếp trong thỏa thuận ngừng bắn, chẳng hạn như: Ai sẽ giám sát cuộc ngừng bắn; lực lượng giám sát là quân đội hay cảnh sát; đường ranh giới xung quanh khu vực phi quân sự là như thế nào….

Trong các cuộc thảo luận sơ bộ, Moscow đề nghị triển khai quân đội Nga làm lực lượng giám sát. Người Mỹ đã bác bỏ điều này bởi nếu để quân Nga hiện diện ở đây, điều đó đồng nghĩa với việc khu vực tây nam Syria vẫn thuộc về ông Bashar al-Assad.

Thay vào đó, họ đề nghị đưa các lực lượng Mỹ hoặc quốc tế (tất nhiên là các lực lượng quân sự của phương Tây) vào các khu vực Daraa và Quneitra (mục đích thế nào thì ai cũng biết). Và tất nhiên là Nga cũng bác bỏ điều này, bởi Moscow không cho phép số lượng lính Mỹ ở Syria tăng lên một cách hợp pháp.

Thứ hai là vai trò của Iran và Syria ở đâu trong thỏa thuận ngừng bắn này. Không ai biết được Tehran hay Damascus đứng ở đâu trong thỏa thuận ngừng bắn này. Chính quyền Assad không bao giờ cam chịu bị gạt ra bên lề của cuộc chơi mà họ sắm vai chính, còn Iran cũng không cam chịu đổ máu mà không đạt được mục đích gì ở Syria.

Không nghi ngờ gì nữa, một khi các chi tiết của thỏa thuận ngừng bắn được bàn bạc, các nhà ngoại giao Nga và Mỹ sẽ cố gắng để giúp các đồng minh của họ đạt được vị thế tốt nhất trước khi lệnh ngừng bắn chấm dứt.

Mỹ và các nước Ả rập sẽ không để Nga và chính quyền Assad chiếm được lợi thế trong thỏa thuận này. Nếu Washington và các đồng minh cảm thấy mình là kẻ “bị thiệt thòi” thì chắc chắn là họ sẽ không tuân thủ lệnh ngừng bắn và sẽ tranh thủ khoảng thời gian ngừng nghỉ quý báu để “xốc lại đội hình”, vạch ra những âm mưu mới.

Với tất cả những điều không chắc chắn này, thoả thuận ngừng bắn đã được thông báo ở Hamburg được dự kiến sẽ không thể giữ được lâu. Tại Syria, việc các thỏa thuận hòa bình có thể bị phá vỡ bất cứ lúc nào là điều không làm ai phải ngạc nhiên.

Israel sẽ phá thỏa thuận ngừng bắn?

Israel vẫn giữ quan điểm rất bi quan về các cuộc thảo luận này, trong bối cảnh cao nguyên Golan mà nước này chiếm của Syria từ năm 1967 và biên giới phía Bắc của họ gặp nguy cơ cao từ những diễn biến mới nhất của cuộc chiến tranh ủy nhiệm ở Syria.

Liên quan đến lệnh ngưng bắn, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Avigdor Lieberman cho biết, nước này vẫn đang tìm hiểu các chi tiết của thỏa thuận ngừng bắn ở phía ở phía Tây Nam Syria và sự hiện diện đáng quan ngại của Iran ở biên giới phía Bắc của đất nước.

Ông này tuyên bố, Israel bảo lưu “quyền tự do hành động” để làm những gì mà họ cảm thấy cần thiết nhất để bảo đảm lợi ích an ninh của của đất nước.

Israel chính là bên sẽ phá hủy thỏa thuận ngừng bắn Nga-Mỹ?

Bộ trưởng Lieberman nói thêm rằng, Israel rất quan tâm đến việc những tay súng Hồi giáo đang di chuyển từ Mosul vừa được giải phóng về phía Tây ra khỏi Iraq vào Syria. Ông nói rằng mối quan ngại của họ được “sự đồng cảm” của Saudi Arabia và các quốc gia Trung Đông khác.

Thủ tướng Israel Netanyahu và giới chức lãnh đạo Quân đội Israel (IDF) tiếp tục nhắc lại rằng, sự hiện diện của lực lượng quân sự Iran và Hezbollah trên biên giới của Israel là điều không thể chấp nhận.

Tuy nhiên, điều này không ngăn cản được Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin hủy bỏ thỏa thuận mà họ đã đạt được về việc giữ nguyên hiện trạng vùng Tây Nam Syria (đồng nghĩa với việc cả hai lực lượng này vẫn sẽ hiện diện tại Al-Baath, thuộc vùng ngoại ô Quneitra, cách biên giới của Israel ở cao nguyên Golan chỉ 3km hoặc ở một khu vực của tỉnh Deraa, cách 36km về phía Đông của Golan (và 1km tính từ biên giới Jordan).

Chính phủ Netanyahu khăng khăng giữ vững quan điểm là Iran sẽ không được phép bơm vũ khí tiên tiến cho Hezbollah qua con đường Syria, trong khi trên thực tế, nhóm vũ trang người Shiite của Lebanon vẫn tự do nhận được những vũ khí cần thiết.

Sự hiện diện của lực lượng quân sự Iran và Hezbollah là thực tế, bất chấp việc Israel có thích hay không. Nhưng người Do Thái vốn nổi tiếng là những người có đường lối đối ngoại độc lập (ngay cả đối với Mỹ) và luôn bảo lưu quyền hành động tự do của mình trong những vấn đề mà họ coi là nguy hại đến an ninh quốc gia của Israel.

Do đó, giới quan sát nhận định rằng, nếu Nga-Mỹ vẫn cương quyết thực thi thỏa thuận ngừng bắn này, bất chấp sự lo ngại của Israel, rất có thể người phá vỡ nó sẽ là chính quyền Tel Avi.

Theo Đất Việt

Các tin cũ hơn