"Facebook sửa bản đồ thể hiện sai phần lãnh thổ của Việt Nam", tờ Malaysian Digest chạy dòng title vào ngày 3/7. Tương tự, hãng tin BBC của Anh, Qatar Tribune, Inquirer (Philippines), SBS News (Australia) đều đưa tin về sai lầm của Facebook và sự phản ứng dữ dội của dư luận, chính quyền Việt Nam khiến mạng xã hội lớn nhất thế giới phải sửa chữa.
"Dù Facebook đã rút Hoàng Sa, Trường Sa khỏi bản đồ Trung Quốc, Việt Nam vẫn muốn công ty này phải xin lỗi chính thức để Trung Quốc không thể sử dụng một bản đồ sai để khẳng định chủ quyền của họ", BBC nhấn mạnh.
Báo chí quốc tế đồng loạt đưa tin Facebook phải sửa bản đồ sai trái về chủ quyền Trường Sa - Hoàng Sa. |
Hãng tin của Anh cũng không quên đặt ra vấn đề rằng Facebook dù đã bỏ cái tên "Tam Sa", nhưng chưa thể hiện đúng Hoàng Sa, Trường Sa.
"Dù Hoàng Sa, Trường Sa đã được Facebook rút khỏi bản đồ Trung Quốc, hai quần đảo này lại 'vắng bóng' trên bản đồ của Việt Nam".
"Cho tới chiều 3/7, tại phần công cụ quảng cáo của Facebook nơi cộng đồng mạng tìm ra bản đồ 'sai' của Trung Quốc, tên Hoàng Sa, Trường Sa vẫn chưa được bổ sung vào bản đồ Việt Nam", BBC viết.
Trước đó, vào sáng 3/7, trong email Facebook gửi PV, mạng xã hội này cho rằng lỗi hiển thị chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thuộc lãnh thổ Trung Quốc và ghi tên Sansha (Tam Sa) khu vực Hoàng Sa - Trường Sa tại bản đồ quản lý quảng cáo và mật độ livestream là “lỗi kỹ thuật”. Đồng thời Facebook cũng thông báo đã sửa những lỗi này. Tuy nhiên, việc Facebook phản ứng muộn màng, không xin lỗi, khiến dư luận bất bình
Nhiều người Việt Nam giận dữ trước việc Facebook sử dụng bản đồ sai lệch chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa. |
Nói với PV, Tiến sĩ Sarah Logan, Trường Luật Đại học New South Wales (Australia) cho rằng đó khó có thể xem là lỗi kỹ thuật. Facebook vẫn có thể bị nghi vấn do đang có những nỗ lực hợp tác với chính quyền Trung Quốc.
“Facebook có lợi ích kinh doanh tại Trung Quốc. Nếu họ có giấy phép cung cấp nội dung Internet (ICP) tại Trung Quốc, họ sẽ chịu sự tác động của luật an ninh mạng Trung Quốc. Thông qua hệ thống chấm điểm xã hội tại Trung Quốc, luật này có thể được sử dụng để tạo áp lực lên các công ty nước ngoài, thiết kế những bản đồ phù hợp với lợi ích nước họ”, bà Sarah Logan đặt nghi vấn.
Theo Zing