|
Lượng nước xả xuống hạ du sau vụ vỡ đập là 0,5 tỉ mét khối |
Thông tin trên được dẫn lại từ hãng thông tấn Lào. Tuy nhiên, đây là sơ sót của bản tin ban đầu và sau đó hãng thông tấn Lào thông tin chính thức lượng nước xả ra từ vụ vỡ đập là 0,5 tỉ mét khối. Điều này phù hợp với các thông tin cơ bản về dự án thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy có tổng dung tích 1,1 tỉ mét khối. Thông tin trên giúp những cư dân vùng hạ du sự cố vỡ đập giảm đi nỗi lo lắng. Cho thấy vì sao đến hôm nay mực nước trên nhiều trạm đo dọc sông Mê Kông không có biến động lớn so với cùng kỳ năm 2017.
Đài Khí tượng thủy văn Nam Bộ cho biết mực nước thực đo trên sông Cửu Long hiện tại vẫn thấp hơn cùng kỳ. Ngày 25.7, trên sông Tiền tại Tân Châu là 2,5m, trên sông Hậu tại Châu Đốc là 2,07m, thấp hơn cùng kỳ năm 2017 từ 0,1 - 0,15m.
Do ảnh hưởng của dòng chảy thượng nguồn kết hợp với thủy triều đang lên theo kỳ triều cường rằm tháng 6 (âm lịch), mực nước đầu nguồn sông Cửu Long sẽ tiếp tục lên nhanh trong những ngày tới. Dự báo đến ngày 31.7.2018, mực nước cao nhất ngày trên sông Tiền tại Tân Châu có khả năng lên mức 2,90m (dưới báo động 1 0,6m); trên sông Hậu tại Châu Đốc lên mức 2,5 (dưới báo động 1 0,5m). Mực nước cao nhất trong đợt này tại Tân Châu và Châu Đốc có thể xuất hiện vào những ngày đầu tháng 8 ở mức 2,7 - 3,2m.
Kết quả đo đạc mực nước tại các trạm dọc sông Mê Kông phía dưới nơi xảy ra sự cố ở khu vực Lào và Campuchia của Ủy hội sông Mê Kông Quốc tế (MRC) trong 3 ngày liên tiếp từ 24 - 26.7 có tăng trung bình vài chục centimet nhưng đến ngày 27.7 đã trở lại bình thường và tương đương mực nước năm 2017.
Theo Thanh Niên