|
Mới đây, UBND TP.HCM vừa có chỉ đạo khẩn về việc chấm dứt hoạt động chợ lề đường Cô Giang vì khu vực này không có nhà lồng chợ, không có quầy sạp cố định, các hộ tự trang bị bàn ghế, kệ, dù bạt để buôn bán. Và khu vực kinh doanh là lòng lề đường, vỉa hè.
|
Chợ tạm này không có hệ thống xử lý rác, nước thải, không đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy, vệ sinh môi trường, giao thông tại khu vực.
|
Chợ tạm hoạt động ở lòng đường, vỉa hè khiến giao thông thường xuyên ách tắc, hỗn loạn.
|
Lòng đường biến thành nơi dựng sạp của các hộ kinh doanh.
|
Hàng hoá bày bán khắp vỉa hè, lòng đường.
|
Mặc dù chợ tạm buôn bán ở vỉa hè, lòng đường nhưng chợ Cô Giang rất đa dạng hàng hoá, hầu như không thiếu mặt hàng gì.
|
Việc chợ hình thành trên đường Cô Giang và đường Đề Thám khiến giao thông khu vực này luôn kẹt cứng, nhếch nhác.
|
Trước tình trạng hỗn loạn ở chợ Cô Giang, UBND TP.HCM đã có chỉ đạo khẩn về việc chấm dứt hoạt động chợ ở lề đường Cô Giang.
|
Những hộ có giấy chứng nhận kinh doanh, có mã số thuế, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, doanh thu 18,7 triệu đồng/tháng được hỗ trợ 44 triệu đồng. Có 226 hộ cũng có các điều kiện như trên nhưng doanh thu thấp hơn, chỉ 8,2 triệu đồng/tháng, được hỗ trợ 39 triệu đồng.
|
UBND quận 1 cho biết đã phát phiếu kê khai cho các hộ kinh doanh tại chợ từ tháng 6/2017, sau đó đã niêm yết danh sách để các hộ đối chiếu. Đến nay hầu hết các hộ đã được thông tin và nắm bắt chủ trương chấm dứt hoạt động của chợ.
|
UBND TP.HCM cũng giao quận 1 xây dựng phương án chốt chặn, không để xảy ra tình trạng phát sinh điểm - khu vực kinh doanh tự phát tại đường Cô Giang sau khi chấm dứt hoạt động chợ lề đường Cô Giang. Chợ lề đường Cô Giang được hình thành trước 1994, hoạt động từ 5h-13h hằng ngày ở hai bên lề đường Cô Giang, Đề Thám thuộc phường Cô Giang và phường Cầu Ông Lãnh.
Theo VTC