Tại sao Trung Quốc sẵn sàng rút khỏi đàm phán thương mại với Mỹ?

Thứ tư, 15/05/2019, 11:12
Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang tin rằng họ có thể ứng phó được ngay cả nếu 400 tỷ USD hàng hóa của họ xuất sang Mỹ bị tăng thuế.

Khi mà thị trường chứng khoán phố Wall đang chật vật với cơn sốc chiến tranh thương mại leo thang lên mức cao căng thẳng mới, có một thực tế đang dần hiển hiện: Trung Quốc dường như vui vẻ rời khỏi các cuộc đàm phán thương mại.

Chuyên gia kinh tế trưởng người Mỹ tại ngân hàng Societe Generale, ông Stephen Galagher, nhận xét: “Cho đến cách đây khoảng 1 tuần, dường như người ta đã có thể tin vào khả năng sẽ có được một thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc trong vài tuần. Thế nhưng các cuộc đàm phán đã bế tắc, phía Mỹ cáo buộc Trung Quốc không tuân thủ một số điều khoản nhượng bộ quan trọng”.

Hiện chưa thể nói rằng Bắc Kinh có tính toán sai hay không nhưng các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang tin rằng họ có thể ứng phó được ngay cả nếu 400 tỷ USD hàng hóa của họ xuất sang Mỹ bị tăng thuế.

Chuyên gia nghiên cứu cao cấp về kinh tế Trung Quốc tại Hội đồng Quan hệ Quốc tế, ông Brad Setser, nhận xét: “Bằng tín dụng và nới lỏng chính sách tiền tệ, Trung Quốc đã chọn cách chuyển trọng tâm nền kinh tế ra khỏi xuất khẩu”.

Tính toán của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy trong năm ngoái tiêu dùng tại Trung Quốc đóng góp 4,6 điểm phần trăm cho tăng trưởng, cao hơn so với tỷ lệ 3,6 điểm phần trăm vào năm 2013. Đầu tư, trong khi đó, giảm xuống 2,3 điểm phần trăm vào năm 2018 từ mức 4,3 điểm phần trăm vào năm 2013.

Sau tháng 3/2019 tăng trưởng cao bất thường, sản xuất công nghiệp tại Trung Quốc đã chững lại đáng kể. Ông nói thêm: “Việc Tổng thống Trump đẩy cao căng thẳng diễn ra ở thời điểm không mấy hợp lý, thế nhưng nếu nói rõ ra, Trung Quốc vẫn có đủ khả năng hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế thông qua đầu tư và tín dụng. Ông khẳng định Trung Quốc thừa khả năng vay thêm tiền, đặc biệt nếu thông qua chính quyền trung ương chứ không phải chính quyền tỉnh vốn đã nợ nần chồng chất".

Trên thực tế, Trung Quốc đã làm vậy.

Chuyên gia kinh tế trưởng tại G-Plus Economics, bà Lena Komileva, chỉ ra: “Trung Quốc đã đẩy cao các biện pháp kích thích kinh tế mạnh tay tính từ đầu năm nay”.

Điều này cũng không đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ không chịu tác động gì từ cuộc chiến thương mại toàn diện. Ngân hàng Societe Generale tính toán rằng Trung Quốc có thể phải chịu thiệt hại từ chiến tranh thương mại toàn diện lên đến 1,2% GDP. Và đó chưa kể đến tác động liên quan bởi Trung Quốc có mối quan hệ kinh tế với nhiều nước/khu vực lớn như Liên minh châu Âu (EU) hay Nhật.

Theo BizLive

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích