Trung Quốc "tự lấy đá ghè chân" khi bỏ toàn bộ máy tính Mỹ khỏi cơ quan chính phủ?

Thứ ba, 10/12/2019, 14:09
Kế hoạch loại bỏ tất cả các thiết bị, phần mềm máy tính nước ngoài khỏi văn phòng chính phủ và các tổ chức công cộng của Trung Quốc khiến nhiều người hoài nghi.

Theo Financial Times, lệnh cấm này sẽ kéo dài 3 năm, theo lịch trình thay thế 30% vào năm 2020, 50% vào năm 2021 và 20% còn lại vào năm 2022.

Đây được xem là động thái làm giảm doanh thu của các công ty công nghệ Mỹ và làm gia tăng căng thẳng vào thời điểm quan trọng trong việc giải quyết cuộc chiến thương mại.

Công ty China Securities ước tính Bắc Kinh sẽ phải thay thế khoảng 30 triệu thiết bị điện bằng các thiết bị tương đương được sản xuất trong nước.

Trung Quốc gọi lệnh cấm này là chính sách “3-5-2”. (Ảnh: CNN)

Tin tức về lệnh cấm được đưa ra trong bối căng thẳng giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và không rõ số phận của thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 hai bên tưởng như ký kết vào tháng 11 sẽ ra sao.

Đòn thuế quan mới của Mỹ áp lên hàng hóa Trung Quốc sẽ có hiệu lực vào cuối tuần này này nếu các quan chức hai bên không thể đạt được đồng thuận về một thỏa thuận sơ bộ.

Cuộc chiến thương mại cũng kéo theo cuộc chiến lớn hơn về việc ai sẽ là bên kiểm soát công nghệ trong tương lai.

Mỹ năm nay giáng đòn nặng nề vào gã viễn thông khổng lồ Huawei của Trung Quốc, cắt đứt quyền tiếp cận của họ với các nhà cung cấp quan trọng của Mỹ. Washington cáo buộc Huawei và nhiều công ty khác đe dọa tới an ninh quốc gia Mỹ dù các công ty này kịch liệt bác bỏ.

Với chính sách"Made in China 2025", Trung Quốc đặt tham vọng trở thành nhà lãnh đạo công nghệ toàn cầu trong vài năm tới. Cuộc đụng độ thương mại với Mỹ có thể sẽ đẩy nhanh nỗ lực đẩy công nghệ Mỹ ra khỏi đất ước để trở nên tự chủ hơn của Bắc Kinh.

"Cảm giác của tôi là các thực thể chính phủ của Trung Quốc đang trên đường trở thành đội bóng quốc gia",Jeffrey Halley, nhà phân tích thị trường cao cấp thuộc OANDA nhận định.

Giới quan sát cho rằng việc thay thế các phần cứng đã đủ khó nhưng thay thế các phần mềm của Microsoft hay Apple còn khó khăn hơn gấp bội khi mà ngành công nghiệp phần mềm của Trung Quốc chưa quá phát triển.

Một số người dùng mạng xã hội Trung Quốc trong khi đó tỏ ra hoài nghi về lệnh cấm mới.

"Có phải nhà hoạch định chính sách này bị một con lừa đá vào đầu không", người dùng Xiao Bai Ba viết trên Weibo.

Theo VTC

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích