Lấy chồng ở độ tuổi còn khá trẻ và theo chồng sang Nhật, Quỳnh Trần JP được nhiều người biết đến với các video đánh giá món ăn chia sẻ trên Youtube.
Sinh sống tại Nhật nhưng chị vẫn tổ chức Tết Việt, chia sẻ truyền thống tốt đẹp của dân tộc đến gia đình chồng người Nhật. Quỳnh Trần JP tiết lộ cách nấu bữa cơm mang vị Tết nhà ở đất nước mặt trời mọc.
Ăn Tết tại Nhật, hương vị vẫn rất Việt
Từ nhỏ, Quỳnh Trần đã thành thạo nấu các món ăn cho gia đình. Chị có niềm đam mê với ẩm thực và luôn dành thời gian chế biến cho cả nhà những bữa ăn ngon. Dù sinh sống tại Nhật, chị vẫn duy trì đón Tết truyền thống, chuẩn bị đầy đủ các món Tết theo kiểu miền Nam như canh khổ qua, bánh tét, thịt kho, chả giò...
Quỳnh Trần JP chia sẻ, việc nấu các món Tết Việt tại Nhật có khó khăn hơn do nguyên liệu, gia vị Việt ở đây không phong phú như lúc còn ở quê hương. Tuy vậy, chị vẫn cố giữ đúng hương vị của món ăn truyền thống để gia đình chồng và bé Sa có cơ hội được cảm nhận hương vị Tết cổ truyền.
Lần đầu, chị chế biến các món Việt trong ngày Tết, ba mẹ chồng khá bất ngờ về độ đặc sắc, phong phú, mỗi món ăn mang màu sắc riêng, nhất là món bánh chưng, bánh dày, thịt đông...
Đến khi thưởng thức, gia đình rất thích thú và ngạc nhiên vì chúng đều rất ngon. Qua chia sẻ của chị, gia đình chồng còn biết thêm về ý nghĩa của các món ăn theo triết lý âm dương, triết lý sống chan hòa, ước mong năm mới sum vầy, no đủ.
Duy trì tổ chức Tết Việt trong gia đình hàng năm, Quỳnh Trần JP còn mong bé Sa hiểu về truyền thống tốt đẹp của dân tộc như giá trị của sự đoàn viên, uống nước nhớ nguồn...
Quỳnh Trần JP chế biến món Việt để bé Sa có thể thưởng thức các món ngon của quê hương mẹ. |
Dịp Tết, chị Quỳnh còn kết hợp cả món Việt lẫn món Nhật với nhau để đem Tết cổ truyền đến thật gần với nhà chồng nhưng vẫn giữ lấy ý nghĩa đặc biệt của Tết ở xứ sở mặt trời mọc. Chị Quỳnh cho rằng, ai làm dâu xứ lạ cũng đều sẽ làm vậy để hai nền văn hóa có thể hòa hợp và gắn bó với nhau, tạo ra vị Tết đặc sắc và trọn vẹn hơn.
Người Nhật cũng có những món ăn truyền thống để đón Tết mang ý nghĩa tốt đẹp. Một số món ăn của Nhật khá giống với Việt Nam. Nếu người Việt có món gỏi tôm thịt, thịt kho trứng, chả giò thì người Nhật có món salad cà rốt củ cải, gà om rau củ, cá hồi cuộn tảo bẹ...
Bí kíp tạo ra vị Tết nhà
Chị Quỳnh cho rằng bản thân không phải người nấu nướng giỏi mà "trăm hay không bằng tay quen". Từ nhỏ, chị đã chăm lo, nấu các bữa ăn cho gia đình nên việc nội trợ trở nên thuần thục khi nào chẳng biết. Theo chị, món ăn ngon trước tiên phải đảm bảo tiêu chí phù hợp khẩu vị của các thành viên.
Khi ở Việt Nam hay đã sang Nhật, chị vẫn giữ cách nêm nếm món ăn giống nhau dù nguyên liệu có khác biệt. Quỳnh thường dùng hạt nêm Knorr làm gia vị chính, sau đó mới nêm thêm các gia vị khác để món ăn tròn vị hơn.
Món Việt có lợi thế là gia vị phong phú, mặn ngọt chua cay đều có, dễ ăn nên khi chị nấu, cả nhà đều khen. Có những món đặc thù vị Nhật hoặc gia đình chồng thích ăn theo kiểu nhất định, chị tìm cách gia giảm để phù hợp với khẩu vị của các thành viên. Nhờ thế, dù gia đình ba thế hệ, sắc tộc khác nhau nhưng rất hòa hợp trong chuyện ăn uống, Quỳnh cũng vui và đỡ vất vả hơn.
Mẹ Quỳnh Trần chia sẻ bí quyết để món ăn ngon là nêm nếm tròn vị. |
Những món ăn mà chị chia sẻ trên kênh Youtube dù là món Việt hay món Nhật, phần lớn đều được nêm nếm bằng hạt nêm Knorr. Nhờ có gia vị này, Quỳnh tự tin để nấu bất kỳ món ngon nào cho cả nhà.
Quỳnh chia sẻ thêm, không quan trọng chị em nấu có ngon hay không, chỉ cần nấu bằng cả tấm lòng cho gia đình thì món ăn nào cũng tuyệt vời. Mỗi gia đình đều có khẩu vị, cách nấu riêng nên mâm cơm Tết vẫn mang hương vị rất riêng dù xa xứ. Với vai trò "nội tướng" trong gian bếp, người phụ nữ khéo léo biết cách chế biến sao cho phù hợp, kết nối các thành viên thông qua bữa cơm, giữ cho gia đình luôn đầm ấm, hạnh phúc.
Theo VNE