Cách tăng đề kháng cho trẻ phòng dịch bệnh

Thứ bảy, 15/02/2020, 08:50
Trẻ cần ăn đa dạng thực phẩm, rau quả chứa vitamin C; bổ sung lợi khuẩn; ngủ đủ, tập thể dục; rửa tay đúng cách… để phòng bệnh, theo bác sĩ Hậu.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hậu, Trưởng khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM cho biết, virus corona nguy hiểm vì hiện chưa có phương pháp để điều trị đặc hiệu, chưa có vaccine. Đối tượng dễ mắc cúm nói chung và virus cúm corona nói riêng là người có sức đề kháng không tốt, ví dụ người trên 65 tuổi, người có tiền sử các bệnh mãn tính không lây như bệnh thận, tim mạch, phổi tắt nghẽn, trẻ em và phụ nữ mang thai. Nhưng dễ mắc cũng không có nghĩa là sẽ bệnh nặng.

Để phòng chống viêm phổi do virus corona (Covid-19 - tên được WHO đặt chính thức) cần nâng cao sức đề kháng, kết hợp bảo vệ cơ thể từ bên ngoài và bên trong bằng chế độ dinh dưỡng khoa học, tập thể dục, ngủ nghỉ, giữ vệ sinh hợp lý... Khi bé có hệ miễn dịch khỏe, khả năng chống bệnh sẽ tốt hơn, virus nếu có xâm nhập thì mức độ tác hại của virus cũng ít hơn.

Thường xuyên vận động

Bác sĩ Hậu khuyên phụ huynh cho trẻ vận động, tập thể dục thường xuyên để cơ thể dẻo dai, cải thiện sức khỏe phòng dịch bệnh hiệu quả hơn. Tập thể dục đều đặn còn giúp trẻ giảm mắc bệnh mãn tính không lây khi ở tuổi trung niên như các bệnh tim mạch, đái tháo đường; béo phì; phát triển khối xương, tăng chiều cao tốt hơn.

Tùy vào độ tuổi của con mà mẹ lựa chọn môn thể thao và thời lượng tập phù hợp. Theo khuyến nghị, trẻ 6-12 tuổi có thể chơi một số môn phù hợp như bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, bơi lội, chạy bộ, tập võ... nên duy trì khoảng 60 phút mỗi ngày. Sau khi tập luyện, trẻ nghỉ ngơi để lại sức, ngủ đủ giấc.

Trong thời gian trẻ được nghỉ học để phòng dịch bệnh tại nhà, mẹ hạn chế cho bé chơi các thiết bị điện tử trong thời gian dài.

Chế độ dinh dưỡng khoa học

Do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh nên thực đơn mỗi ngày cần đủ lượng và chất để tăng cường sức đề kháng từ bên trong. Phụ huynh cho bé ăn đầy đủ bữa chính với bốn nhóm thực phẩm gồm đạm, bột đường, béo, vitamin và khoáng chất. Chất đạm như thịt, cá, tôm, trứng... đảm bảo có đủ trong ba bữa chính mỗi ngày. Mẹ lưu ý cho con dùng cả nước và xác của thực phẩm vì chất dinh dưỡng đều nằm chủ yếu trong phần xác.

Ăn nhiều rau quả,

Bé nên ăn uống đủ bữa, đủ bốn nhóm chất để tăng cường sức đề kháng, phòng dịch bệnh.

Một số chất dinh dưỡng được chứng minh có tác động tốt đến hệ miễn dịch cơ thể như vitamin A, C, D, B9, kẽm, đồng; axit béo không no như omega 3, DHA, EPA; đạm, nucleotide, beta glucan, chất xơ hòa tan, vi khuẩn có lợi... Do đó, thực đơn của trẻ cần đa dạng, thường xuyên thay đổi nhiều loại thực phẩm. Trẻ nên dùng các loại trái cây tươi hàng ngày, nhất là các loại giàu vitamin C như cam, quýt, sơ ri, kiwi, đu đủ, cà chua...

Trong buổi livestream chia sẻ về dinh dưỡng giúp tăng cường đề kháng, phòng ngừa dịch bệnh vừa thực hiện, bác sĩ Hậu cho biết, bổ sung lợi khuẩn từ thực phẩm thường xuyên mỗi ngày cũng là cách đơn giản góp phần nâng cao sức đề kháng cho trẻ trong mùa dịch. Lợi khuẩn cũng là "chiến binh" bảo vệ đường ruột, giúp ngăn cản sự bám dính lên niêm mạc ruột của các vi khuẩn khác thông qua khả năng ức chế hoặc cạnh tranh vị trí, nguồn dinh dưỡng với vi khuẩn gây bệnh. Lợi khuẩn còn giúp hoạt hóa hệ thống miễn dịch tế bào (đại thực bào, bạch cầu đa nhân các loại...), kích thích hệ thống miễn dịch dịch thể sản xuất IgA - kháng thể đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch giúp bé khỏe mạnh.

Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ tại nhà không khó. Theo bác sĩ Hậu, mẹ cần chọn đúng loại lợi khuẩn có khả năng sống sót cao sau khi qua môi trường axit dạ dày để xuống được ruột non - ruột già. Một trong số chủng lợi khuẩn được chứng minh giúp phòng ngừa cảm cúm, cải thiện sức khỏe là L.Casei 431 của tập đoàn Chr. Hansen.

Nghiên cứu lâm sàng của Tập đoàn men sống châu Âu - Chr. Hansen thực hiện trên 1.104 người ở Đan Mạch và Đức vào năm 2011 cho thấy, lợi khuẩn L.Casei 431 giúp rút ngắn một nửa thời gian mắc bệnh thông thường của nhóm người sử dụng lợi khuẩn L.Casei 431 so với người không dùng.

polyad

Lợi ích của việc sử dụng chủng Chr. Hansen L.Casei 431. Nguồn: Kết quả nghiên cứu lâm sàng về hiệu quả miễn dịch của probiotics và tác dụng chủng men Chr. Hansen L.Casei 431 trong việc phòng ngừa cảm cúm do Tập đoàn men sống Châu Âu Chr. Hansen Đan Mạch thực hiện năm 2011.

Năm 2016, Viện Dinh dưỡng quốc gia Việt Nam tiến hành nghiên cứu lâm sàng về hiệu quả của sữa chua uống men sống Probi, chứa chủng men L.Casei 431 lên tình trạng dinh dưỡng và cảm cúm ở trẻ 2-5 tuổi. Kết quả cho thấy nhóm sử dụng Probi 5 ngày một tuần trong 12 tuần có tỷ lệ mắc cúm A và B thấp hơn nhóm không dùng (14,7% so với 22,4%).

Mẹ có thể cho bổ sung sữa chua men sống Probi vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày. Để bảo vệ bé nói riêng và gia đình khỏi cảm cúm nói chung, Tổng hội Y học Việt Nam khuyến nghị nên dùng.

Bên cạnh đó, trẻ cũng cần uống đủ nước, nhất là sau khi vận động, có thể dùng thêm các loại nước ép hoa quả.

Giữ vệ sinh sạch sẽ

Trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, các chuyên gia khuyến cáo, phụ huynh hạn chế cho con đến các nơi đông người, đeo khẩu trang đến nơi công cộng, những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao (cơ sở y tế, bệnh viện...) để phòng ngừa lây nhiễm.

Trẻ nên vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay kỹ bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn, sau khi tiếp xúc với bề mặt công cộng, vật dụng của đối tượng nghi ngờ bị nhiễm virus corona. Súc miệng bằng dung dịch chuyên dụng trước, sau khi ngủ và sau mỗi bữa ăn.

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus corona. Ảnh: era-soap.Nhờ chị xem giúp em ảnh này, em lấy từ link https://vnexpress.net/suc-khoe/tra-loi-sai-10-cau-hoi-chung-to-ban-khong-rua-tay-dung-cach-3590626.html, không để nguồn ảnh luôn được không chị. 

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus corona.

Che kín miệng và mũi bằng khăn tay, khăn giấy... khi ho hoặc hắt hơi, sau đó rửa tay ngay để tránh vi khuẩn, virus có thể lây lan qua đường dịch tiết. Mẹ giữ ấm cơ thể cho trẻ, cẩn thận khi tiếp xúc với những người có dấu hiệu nhiễm bệnh như hắt hơi, ho, chảy nước mũi, sốt... hoặc nhiễm bệnh. Nơi ở cần vệ sinh thường xuyên, mở cửa thông thoáng, tránh để nhiệt độ phòng quá thấp.

Theo VNE

Các tin cũ hơn