Nguyên Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ chỉ ra 5 điểm nghẽn lớn nhất của quan hệ Mỹ - Trung hiện tại

Thứ ba, 09/06/2020, 10:20
Cựu Đại sứ David Shear – nguyên Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết ông đã theo dõi quan hệ Mỹ - Trung Quốc từ thập niên 1980 và quan hệ Mỹ - Trung chưa bao giờ căng thẳng như hiện tại.

Cựu Đại sứ David Shear – nguyên Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ

Trong buổi thảo luận trực tuyến về chủ đề đại dịch COVID-19 mới đây của Đại học Fulbright Việt Nam có sự tham gia của hai khách mời đặc biệt: ông Nelson W. Cunningham, nguyên cố vấn đặc biệt của cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton; và cựu Đại sứ David Shear – nguyên Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ.

Trong buổi này, hai ông đã đưa ra nhiều phân tích về tình hình chính trị Mỹ hiện nay, các ứng viên tranh cử Tổng thống Mỹ, tác động dự kiến của cuộc khủng hoảng hiện tại đối với cuộc bầu cử Mỹ chuẩn bị diễn ra cũng như 5 điểm nghẽn nổi bật nhất của quan hệ Mỹ - Trung Quốc

Cựu Đại sứ David Shear – nguyên Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết ông đã theo dõi quan hệ Mỹ - Trung Quốc từ thập niên 1980, và cũng theo ông, ông chưa bao giờ thấy quan hệ Mỹ - Trung Quốc tồi tệ như hiện nay. Ở thời điểm năm 1989, quan hệ Mỹ - Trung Quốc từng xấu đi. Quan hệ giữa Tổng thống Mỹ thời đó George W Bush và Đặng Tiểu Bình khi đó khá căng thẳng, khi đó căng thẳng được giải quyết bởi nhiều quyền lợi chung giữa Mỹ và Trung Quốc.

Còn ở hiện tại, chưa nhìn thấy rõ ràng về một sự ràng buộc kiểu như vậy. Nhiều người không khỏi đặt câu hỏi thế quan hệ Mỹ - Trung Quốc hiện tại căng thẳng từ khi nào? Theo quan điểm của cá nhân ông David Shear, quan hệ đó căng thẳng ít nhất từ thập niên 1970 khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên nắm quyền Tổng thống Mỹ, đại dịch Covid-19 và cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã đẩy nhanh quá trình căng thẳng của quan hệ Mỹ - Trung Quốc.

Có một số đặc điểm chính của quá trình căng thẳng này, đó là: trò chơi đổ lỗi lẫn nhau, chỉ trích lẫn nhau và nhiều lần nhắc đến nhau bằng những thuật ngữ không đẹp từ cả hai phía. Phía Trung Quốc gọi Tổng thống Trump và Ngoại trưởng Mỹ là những kẻ nói dối. Còn về phía Tổng thống Trump, nếu ai đó có nghe bài phát biểu về quan hệ Mỹ - Trung Quốc của Tổng thống Trump, người ấy chắc hẳn không thể quên Tổng thống Trump đã sử dụng những ngôn từ nặng nề thế nào để nói về Trung Quốc trong đại dịch Covid-19.

Ngoài ra, quan chức chính quyền hai nước Mỹ và Trung Quốc cũng đang thiếu đi những trao đổi trực tiếp trong khi đó những sự tiếp xúc trực tiếp như vậy vô cùng quan trọng trong việc xây dựng và củng cố mối quan hệ hai chiều. Cuộc điện đàm trực tiếp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gần nhất từ ngày 26/3/2020, và theo quan sát của ông Shear, các cuộc trao đổi giữa Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ và người đồng cấp Trung Quốc cũng diễn ra khá thưa thớt.

Đặc điểm thứ ba của căng thẳng hiện tại là những đối đầu trong quan điểm về vấn đề Hồng Kông, Đài Loan và biển Đông. Trong bài phát biểu vào tuần trước, Tổng thống Trump đã thể hiện quan ngại đặc biệt về chính sách của Trung Quốc tại Hồng Kông và luật An ninh mới được thông qua. Căng thẳng trên biển Đông cũng ngày một lớn, hai bên Mỹ và Trung Quốc đều gia tăng sự hiện diện về quân sự tại đây.

Đặc điểm thứ tư của tình hình quan hệ hiện tại Mỹ - Trung Quốc là khả năng sẽ có những đối đầu mới về thương mại giữa hai nước. Thỏa thuận thương mại giai đoạn một đã được ký kết thế nhưng từ đó cho đến nay, hai nước đều gặp khó trong thực thi thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung cũng chính bởi đại dịch Covid-19.

Đặc điểm cuối cùng, Mỹ ngày một quyết đoán hơn trong quan hệ Mỹ - Trung Quốc. Vào năm ngoái, Mỹ đã thông qua dự luật nhân quyền Hồng Kông, với dự luật an ninh mới, Mỹ đã đe dọa rút đi cơ chế ứng xử đặc biệt áp dụng với Hồng Kông trong thương mại và nhiều lĩnh vực khác. Chính quyền Mỹ cũng sẽ hỗ trợ cho Đài Loan trong nỗ lực muốn tăng cường được sự hiện diện về ngoại giao với khoảng 15 nước hiện vẫn đang thừa nhận Đài Loan. Trung Quốc đang áp dụng chính sách ngoại giao “chiến lang” với nhiều nước khác trên thế giới.

Theo BizLive

Các tin cũ hơn