Gặp nữ thủ lĩnh chương trình tên lửa "đáng gờm" của Ấn Độ

Thứ tư, 25/04/2012, 10:56
Được coi là “mì chính cánh” tại quốc gia đàn ông thống lĩnh, “người phụ nữ tên lửa” Tessy Thomas đã phải “làm xiếc” giữa nghĩa vụ gia đình với công việc hiện nay khi là giám đốc chương trình tên lửa đạn đạo hàng đầu của Ấn Độ.


Tin bài khác

>> 
Mừng sinh nhật bạn bằng dù lượn
>> Nữ thầy bói "bám" vỉa hè, tháng hốt chục triệu
>> Khai thác mỏ dưới đáy biển

 

 
 
Tessy Thomas là nhà khoa học nữ đầu tiên đứng đầu một chương trình tên lửa của Ấn Độ.

Tessy Thomas là giám đốc dự án tên lửa tầm xa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân Agni-V, tên lửa đã được thử thành công vào tuần trước trong bước tiến quân sự được cho là cột mốc đưa Ấn Độ tiến tới khả năng gia nhập câu lạc bộ tên lửa đạn đạo liên lục địa, và có khả năng “nhắm” tới mọi thành phố của Trung Quốc lần đầu tiên trong lịch sử.

Được ca tụng là “người phụ nữ tên lửa” trên báo chí địa phương, bà đã cho thấy một diện mạo mới khác thường của Tổ chức nghiên cứu và phát triển quân sự (DRDO) bí mật của Ấn Độ.

Bà là người theo đạo thiên Chúa ở bang Kerala ở miền nam Ấn Độ, nên quan niệm về nghề nghiệp và cùng với đó là thách thức truyền thống đã có thay đổi. Tuy nhiên, bà cho biết bà vẫn là một người mẹ, một người vợ tận tụy khi ở nhà.

“Trong văn hóa Ấn Độ, chúng tôi cho rằng người phụ nữ cũng phải đảm nhiệm chăm lo gia đình, vì vậy ở đây có một vài thách thức nhỏ”, người phụ nữ 48 tuổi cho biết. “Nhưng tất cả nữ đồng nghiệp của tôi cũng làm như thế, cũng như tôi”.

“Khá vất vả, nhưng tôi có thể làm được khi cân bằng thời gian của tôi” giữa gia đình và công việc. “Tôi đã rất vất vả khi con trai đến tuổi đi học”, bà thừa nhận.

Tuy nhiên, không phải tất cả các nữ đồng nghiệp của bà đều được bổ nhiệm vào vị trí quan trọng như bà.

Agni-V là dự án tên lửa uy tín của Ấn Độ. Tầm xa 5.000km của nó được đánh giá đóng vai trò quan trọng cho hệ thống phòng thủ quốc gia và là minh chứng nữa cho sức mạnh đang lên của Ấn Độ.
 
 
 
"Người phụ nữ tên lửa" trong vòng vây báo chí sau vụ phóng tên lửa Agni-V thành công vào tuần trước.
 
Tổng thống Pratibha Patil, cũng là người phụ nữ nắm giữ vị trí quan trọng tại Ấn Độ, đã đánh giá sau vụ phóng rằng “công việc của Thomas trong chương trình tên lửa Agni sẽ càng khích lệ phụ nữ chọn ngành khoa học”.

Hồi tháng 1, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh cho biết Thomas là tấm gương về một “phụ nữ đã ghi dấu ở thành trì của đàn ông và đã phá được bức trần kính một cách ngoạn mục”.

Thomas gia nhập DRDO vào năm 1988 và đã làm việc dưới A.P.J. Abdul Kalam, kiến trúc sư của chương trình tên lửa quốc gia, người sau đó trở thành tổng thống Ấn Độ.

Ban đầu bà tập trung vào các hệ thống dẫn đường cho các loại tên lửa Agni khác nhau. Tên lửa đầu tiên đã được thử vào năm 1989.

Bà trở thành người đứng đầu chương trình tên lửa Agni-V sau vụ phóng đầu tiên của tên lửa Agni-III, tên lửa tầm xa 3.500km, vào năm 2006.

Người mẹ của một cậu con trai và vợ của một sỹ quan hải quân khẳng định không hề có sự phân biệt giới tính trong tổ chức DRDO với đàn ông chiếm đa số của bà. Tại đây có khoảng 200 nữ đồng nghiệp làm việc trong hàng chục nhà máy đạn dược và các cơ sở nghiên cứu.

“Tôi luôn cảm thấy mình là một nhà khoa học và DRDO không bao giờ khiến tôi có cảm giác khác. Bên cạnh đó, khoa học không phân biệt đối xử”, bà cho biết.

Bà Thomas cho biết bà đã quyết định chọn nghiên cứu tên lửa, ngành mà bà coi là công cụ của hòa bình bởi giá trị phòng thủ của nó, sau khi dõi theo các vụ thử tên lửa được tiến hành ở một trung tâm phóng gần nhà bà.

“Khi còn đi học chúng tôi thường dùng các buổi đi dã ngoại để theo dõi các vụ thử tên lửa và tôi đã rất phấn khích. Ngoài ra, tôi luôn yêu thích khoa học và toán học”, bà cho biết.

Chính vì đam mê đối với nó mà bà đã đặt tên cho cậu con trai, hiện đang học đại học, của mình là Tejas – theo tên của máy bay chiến đấu hạng nhẹ do Ấn Độ tự sản xuất.

Giữa căn bếp tại nhà ở thành phố Hyderabad, miền nam Ấn Độ và khối dữ liệu radio phức tạp ở nơi làm việc, tiến sỹ công nghệ Thomas hiện đang tự đặt ra cho mình một thách thức khác.

“Hiện tôi đang làm việc với hệ thống dẫn đường của thiết bị trở về độc lập phức tạp”, nhà khoa học cho biết khi nhắc tới công nghệ mới đang được “manh nha” nhằm gắn nhiều đầu đạn lên một tên lửa.

Theo timnhanh

Các tin cũ hơn