>> Jonas Brothers tạm biệt Disney sau 6 năm gắn bó
>> Ai lồng tiếng nhân vật hoạt hình Disney?
>> Sao Disney từ bỏ vẻ ngây thơ
Được mệnh danh là "Disneyland của người lớn mang tính chất lật đổ", bảo tàng Nghệ thuật mới và cũ (MONA) tọa lạc tại Tasmania, nơi trưng bày khoảng 400 tác phẩm nghệ thuật từ các xác ướp Ai Cập tới những thứ mà các nghệ sĩ trẻ người Anh, gồm cả Chris Ofili và Jenny Saville tạo ra.
"Máy bài tiết"
Một mẫu xe trưng bày trong bảo tàng
Tuy nhiên, tác phẩm được nói tới nhiều nhất trong bảo tàng trên là Cloaca Professional - được mệnh danh là "máy bài tiết". Đây là tác phẩm của nghệ sĩ người Bỉ Wim Delvoye, bắt chước hành động của hệ thống tiêu hóa con người.
Một loạt thùng chứa bằng thủy tinh treo thành một dãy gắn với một chiếc máy được cho ăn hai lần một ngày ở một đầu. Thức ăn được nghiền nhỏ tự nhiên, theo cách như trong cơ thể người, và chiếc máy sẽ tạo ra phân vào lúc 2h chiều ở một đầu khác.
Mùi phân hôi thối khủng khiếp tới mức nhiều du khách không thể chấp nhận được.
"Tôi phải tránh xa vì không thể chịu đựng thứ mùi tràn ngập đó", Diane Malnic, một nhân viên kế toán đóng tại Sydney nói.
Phòng nôn mửa
Đây là lần tham quan thứ hai trong vòng 5 tháng của Diane Malnic, sau một kỳ nghỉ gia đình ở Tasmania hồi đầu năm nay. Lần này, Diane bay tới đây mà không có chồng và con, chỉ để xem các bộ sưu tập, cô thích thú cả các tác phẩm khác của Delvoye.
Diane cực kỳ cẩn trọng để tránh các khu vực "bốc mùi" nhưng vẫn nói một cách sống động về "phòng nôn mửa", vốn là một phần của triển lãm lần trước, hiện không còn được trưng bày nữa.
"Tôi sẽ không quay lại để xem nó nữa", Diane vừa nói vừa cười.
Cloaca là một phần của một loạt ít nhất 5 cỗ máy tương tự nhau được Delvoye tạo ra, có một chiếc sẽ sớm được trình diễn tại bảo tàng Louvre. Đây là tác phẩm bị ghét nhất trong bảo tàng nhưng lại là tác phẩm được nhiều người xem nhất.
Bảo tàng MONA mở cửa vào tháng 1/2011, thuộc sở hữu của một nhân vật lập dị nhưng từ tâm David Walsh, người tạo nên của cải với tư cách là một người chơi bạc chuyên nghiệp. Bảo tàng này trưng bày một trong những bộ sưu tập các nhân lớn nhất thế giới với giá trị ước tính 100 triệu USD.
Phương châm của MONA là gây choáng, phản cảm, giải trí và mang tính thông báo. "Nó chắc chắn thách thức định nghĩa của bạn về nghệ thuật là như thế nào", Malnic nói.
Phân voi
Các tác phẩm nghệ thuật, gồm cả tác phẩm của Chris Ofili's Holy Virgin Mary, vốn mô tả phân voi và những mẩu báo về bộ phận sinh dục được cắt từ tạp chí khiêu dâm cũng xuất hiện tại MONA. Những tác phẩm đó gây tranh cãi lớn vào năm 1996 và Thị trưởng New York lúc đó là Rudolph Giuliani từng mô tả tác phẩm của Ofili là "bệnh hoạn".
Một tác phẩm khác cũng được đề cập tới nhiều đó là Matrix của Jenny Saville, một bức họa lớn về một người đàn ông chuyển giới ở truồng, phơi bày bộ phận sinh dục sau khi được chuyển đổi.
"Nó khiến người ta khó chịu", Margarita Silva, một nha sĩ ở Melbourne nói trong chuyến thăm thứ ba tới MONA.
Một số người gièm pha nói, một số tác phẩm không thuộc về MONA, đó cũng là điều Malnic nghĩ lúc đầu. Tuy nhiên, sau đó, cô cho biết cỗ máy Cloaca đã mở mang trí óc cô và lập luận rằng đó là tương lai của nghệ thuật.
Bảo tàng trên thu 20 USD/lần vào và đã thu hút được 389.000 du khách trong năm đầu tiên mở cửa.
Theo vietnamnet