"Đến hẹn lại lên", mỗi khi bước vào thời điểm thu hoạch lúa là tình trạng phơi thóc
lúa, rơm rạ ra lòng đường quốc lộ lại diễn ra khá phổ biến.
Hành động phơi rơm rạ, thóc lúa trên quốc lộ diễn ra khá phổ biến tại
nhiều nơi, nhất là vào ngày mùa và báo chí đã phản ánh rất nhiều và điều này
bắt nguồn từ ý thức của người dân do chưa ý thức được việc mình làm sẽ gây hiểm
họa cho người đi đường.
Trên tuyến đường 429 đoạn qua 2 xã Hoa Sơn và Trường Thịnh
(huyện Ứng Hòa, Hà Nội) hàng trăm hộ dân vận chuyển lúa từ nhà ra
quốc lộ phơi hoặc đem lúa gặt từ ruộng lên đường tập kết rồi tuốt, phơi luôn tại đây.
Trên tuyến đường 429 đoạn qua 2 xã Hoa Sơn và Trường Thịnh
(huyện Ứng Hòa, Hà Nội) hàng trăm hộ dân vận chuyển lúa từ nhà ra quốc
lộ phơi hoặc đem lúa gặt từ ruộng lên đường tập kết rồi tuốt, phơi luôn tại đây.
Rơm rạ được chất đống để đốt.
Những đống rơm vừa mới được đốt cháy xong.
Suốt một quãng đường dài
Những đống tro rơm rạ ngay cạnh bên đường trở thành những cái "bẫy"
đối với người đi đường do khói bụi rơm rạ có thể bay vào mắt làm hạn chế tầm
nhìn, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn rất cao.
Những đống rơm rạ bị đốt ven quốc lộ mỗi khi có gió thổi sẽ khiến cho khói
bụi bay mù mịt như "hỏa long công" hun khói người đi đường.
Người tham gia giao thông sẽ bị hạn chế tầm nhìn rất nhiều khi bị "bịt mắt"
bởi khói bụi rơm rạ bị đốt.
Việc đốt rơm rạ không chỉ gây khó khăn và nguy hiểm cho người tham gia
giao thông mà còn gây ô nhiễm môi trường, lãng phí rất nhiều nguyên
liệu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp....
Việc đốt rơm rạ không chỉ gây khó khăn và nguy hiểm cho người tham
gia giao thông mà còn gây ô nhiễm môi trường, lãng phí rất nhiều nguyên
liệu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp....
Theo Giaoduc