Chú ý: Tán thành thuốc, tế bào đỉa vẫn còn sống

Thứ sáu, 10/08/2012, 10:51
Lương y lưu ý không nên nuôi đỉa tràn lan vì sức sống của đỉa vô cùng lớn. Thậm chí khi bị tán ra thành thuốc, chỉ một tế bào đỉa chưa đốt cháy hết hoàn toàn cũng có thể tái sinh thành đỉa sống trong cơ thể người.
Lương y Trần Văn Quảng, Hiệp hội Đông y Việt Nam nêu quan điểm, dùng đỉa làm thuốc chữa bệnh bừa bãi sẽ gây tác hại khôn lường. Nếu khi đốt, tán đỉa không đúng cách thì sẽ khiến một số tế bào đỉa còn sống.

Khi người bệnh uống, tế bào còn sót này sẽ sinh trưởng và lớn lên thành con đỉa ở trong người bệnh. Cũng bởi vậy nên hiện trong Đông y cũng ít dùng loại thuốc này, trừ những trường hợp hết thuốc mới dùng thay thế.


Bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch hội Đông y Việt Nam cho biết, trong Đông y, đỉa hay còn gọi là thanh điệt, có tác dụng thông máu, tan vết bầm, sưng, giải máu ứ đọng. Trong y học hiện đại, thanh điệt được phối chế với nhiều loại thuốc khác để điều trị bệnh tắc nghẽn mạch máu, ứ trệ máu…

Tuy nhiên, theo các chuyên gia về đông y, đỉa có thể sống rất dai, dù được tán thành thuốc nhưng các tế bào đỉa vẫn có thể còn sống. Khi người bệnh uống vào, đỉa sẽ tiếp tục sinh sôi trong cơ thể với tốc độ nhanh chóng mặt.

Đỉa sống rất dai và có thể sinh trưởng ngay trong cơ thể người


Từ khi Trung Quốc bắt đầu thu mua đỉa trong vài năm trở lại đây, những hệ quả mà người dân miền Nam đã phải chịu khá rõ. Những cánh đồng phải bỏ hoang vì đỉa sinh sôi dày đặc. Người dân thu được một phần tiền từ việc bán đỉa thì nay có khi phải bỏ ra tới mười phần tiền để tìm cách diệt đỉa. Muốn tiêu diệt đỉa, người ta phải đào hố chôn, rồi rắc vôi bột hoặc mua hóa chất về phun.

Ngay cả việc tẩm xăng đốt hay ngâm cồn đốt cũng phải làm thật tỉ mỉ vì những tế bào còn sót lại của con đỉa cũng có thể sinh sản ra những con đỉa mới. Nhiều nơi người dân dùng cách băm nát đỉa nhưng việc này chỉ làm cho đỉa sinh trưởng nhanh hơn, nhiều hơn mà thôi.

Cuộc tiêu diệt đỉa sẽ tốn công và tốn của hơn rất nhiều so với việc làm cho chúng sinh sôi nhung nhúc khắp các cánh đồng từ Nam chí Bắc. Bác sĩ hướng cũng cho rằng, các cấp chính quyền ở các địa phương, nhất là những vùng dân tộc ít người nên kiểm tra nghiêm ngặt để sớm chấm dứt tình trạng mua bán đỉa tràn lan.

 
Không dừng ở đó, loài vật nguy hại này đang có xu hướng được người dân cho sinh sôi để kiếm lời. Tại Thái Nguyên, việc thu mua đỉa diễn ra một cách bí mật vào buổi tối nên rất khó kiểm soát.

Theo Hội Động vật học Việt Nam, đỉa là loài rất nguy hiểm do dễ sinh sôi nảy nở trong mọi điều kiện, đặc biệt, ở những vùng đồng ruộng chiêm trũng. Điều đáng lo ngại là khi người dân đua nhau nuôi đỉa thì không thể kiểm soát được đỉa tràn ra môi trường, trở thành tai họa.

 
Theo kết quả nghiên cứu của Viện đại học Duisbur - Essen (Đức), việc cho đỉa hút máu đầu gối người bị hư khớp giúp giảm đau nhức đáng kể vì khi hút máu, đỉa đưa vào cơ thể người bệnh nhiều chất có tác dụng kháng viêm.

Các bác sĩ ngoại khoa dùng đỉa hút máu độc ở các vết mổ tránh nhiễm trùng, giảm bớt việc hình thành sẹo ở bệnh nhân mổ, các bác sĩ chữa răng dùng đỉa hút máu độc ở chỗ viêm nhiễm, chữa sưng lợi rất hiệu quả, ngoài ra người ta còn dùng đỉa để chữa các bệnh về đường tình dục. Trung bình mỗi con đỉa trâu to hút được 15ml máu.


Theo Nguoiduatin

Các tin cũ hơn