Làm đường dở dang do thiếu vốn

Thứ ba, 04/12/2012, 10:45
Đường Lê Quang Kim (P.9, Q.8, TP.HCM) chỉ dài hơn 150m nhưng gần ba tháng nay chưa thi công xong, bụi bay mù mịt, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân. Người dân khu vực này cho biết hơn một tháng nay công trình tạm ngưng thi công nhưng không rõ nguyên nhân.

>> TP.HCM: Thiếu vốn xây dựng 4 tuyến đường trên cao
>> Bóng ma thiếu vốn đe dọa các ngân hàng châu Âu 
>> Liên tục khất giao căn hộ chung cư do thiếu vốn
>> BYD đình chỉ dự án xe minivan vì thiếu vốn 

Gần đây phường có mời người dân họp và yêu cầu mỗi hộ đóng góp 8 triệu đồng để thi công phần lề đường, nhưng người dân không đồng ý do số tiền quá cao.
 
3.jpg - 271.14 KB

Đường Lê Quang Kim ngưng thi công

Ông Nguyễn Phước Hùng - phó chủ tịch UBND P.9, Q.8 - giải thích do thiếu vốn nên công trình nâng cấp đường Lê Quang Kim phải tạm ngưng hơn một tháng nay. Đây là công trình Nhà nước và nhân dân cùng làm, nên trước đó phường có yêu cầu người dân đóng góp 8 triệu đồng để thi công phần lề đường.

Tuy nhiên sau khi tính lại, quận yêu cầu phường vận động mỗi hộ dân đóng góp khoảng 4 triệu đồng. Hiện nay người dân vẫn chưa đồng ý đóng số tiền này vì cho rằng quá nhiều.
 
Đường một đằng, số nhà một nẻo
 
4.jpg - 312.52 KB

Đường số 10 khu dân cư Mai Thị Non được gắn bảng tên đường số 6 - Ảnh: Trường Giang
 
Nhiều hộ dân khu dân cư Mai Thị Non (thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức, Long An) rất bức xúc về việc cơ quan chức năng gắn bảng tên đường không đúng với tên đường đã ghi trong thông tin quy hoạch khu dân cư và trong các loại giấy tờ của họ.
 
Theo người dân ở đường số 6 khu dân cư Mai Thị Non, thông tin quy hoạch và dự án đều nói rõ đây là đường số 6 nên khi chưa gắn bảng tên đường, cơ quan công an đã cấp số nhà ghi rõ đường số 6.

Mới đây nhân viên Công ty Công trình công cộng thị trấn Bến Lức đến gắn bảng tên đường nhưng là đường số 5! Tương tự, hàng chục hộ dân ở đường số 10 cũng “lên ruột” vì được gắn bảng tên đường... số 6.

 
Ông Lê Phát Thái, trưởng Phòng kinh tế hạ tầng huyện Bến Lức, cho biết sẽ cử nhân viên kiểm tra lại, nếu có sai sót sẽ sửa chữa ngay.
 
* Không được bơm hút nước trực tiếp từ đường ống. Ông Thái Hữu Nghĩa, chủ nhà 109/15D Nguyễn Văn Luông, P.10, Q.6, (TP.HCM), phản ảnh do nước máy chảy yếu nên gia đình ông dùng một máy bơm nối cách đồng hồ nước 1m để bơm nước lên lầu hai.

Chiều 30/11, nhân viên của Công ty cổ phần Cấp nước Chợ Lớn đến lập biên bản không cho đấu nối máy bơm trực tiếp vào đường ống nước.

 
Bà Lê Thị Thanh Tâm - phó giám đốc Công ty cổ phần Cấp nước Chợ Lớn - cho biết theo quy định tại quyết định 20 của UBND TP về cung cấp, sử dụng nước và bảo vệ công trình cấp nước, người dân không được lắp đặt máy bơm hút nước trực tiếp từ đường ống có nguồn nước do đơn vị cấp nước cung cấp.

Theo bà Tâm, người dân nên xả nước vào bể chứa, sau đó mới bơm lên hồ để tránh vi phạm quy định. (ĐỨC PHÚ)

 
* Sống với nước nhiễm phèn. 56 hộ dân ở đường Phạm Văn Chiêu, tổ 33, khu phố 5, P.14, Q.Gò Vấp (TP.HCM) phải dùng nước giếng nhiễm phèn mấy năm nay, trong khi từ năm 2010 tổ dân phố đã làm đơn gửi Công ty cấp nước Trung An xin lắp đặt đồng hồ nước cho khu vực này mà đến nay công ty vẫn chưa thực hiện.
 
Mới đây nhiều người dân ở khu vực trên tỏ ra bức xúc khi Công ty cấp nước Trung An chỉ lắp đặt đồng hồ nước cho một hộ dân trong tổ, những hộ dân còn lại đều phải chờ đợi.
 
Đại diện Công ty cấp nước Trung An cho biết công ty đã đi khảo sát để lắp đặt đồng hồ nước cho các hộ dân ở khu vực trên. Sau khi khảo sát xong, công ty sẽ gửi văn bản đến Phòng Quản lý đô thị Q.Gò Vấp để xin phép thi công đào đường. Về việc một hộ dân ở đây được lắp đồng hồ nước trước là do hộ này gửi hồ sơ trước (những hộ dân gửi hồ sơ sau sẽ làm sau).

“Người dân làm đơn đề nghị cấp đồng hồ nước từ đầu năm 2010 chỉ là đơn tập thể. Bà con muốn lắp đặt đồng hồ nước phải có hợp đồng, giấy đề nghị, tên, số nhà cụ thể mới được” - đại diện Công ty cấp nước Trung An nói.

 
8 Mất nắp cống, quốc lộ 1 “bẫy” người đi đường. Theo người dân tại khu vực thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành (Tiền Giang), gần đây có khá nhiều người chạy xe máy và đi bộ tập thể dục bị lọt xuống cống dọc quốc lộ 1. Nguyên nhân do một đoạn cống thoát nước dọc đường bị mất nắp hoặc bị bể (ảnh).
 
Trong đó, khu vực có nhiều nắp cống bị mất là trước cửa Trung tâm văn hóa huyện Châu Thành. Đây là nơi thường xuyên tổ chức các sự kiện giải trí, tập trung đông người nên rất dễ xảy ra tai nạn. Tại đây, một số đoạn nắp cống vẫn còn nhưng đã hư hỏng, có thể sụp xuống bất cứ lúc nào. Không chỉ vậy, hệ thống cống ở đây đã bị biến thành nơi chứa rác...
 
5.jpg - 273.98 KB

Ảnh: Trường Giang
 
* Xây cao ốc làm nứt nhà dân rồi bỏ đi. Ông Nguyễn Văn Hiếu (ngụ đường Bà Triệu, P.3, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) phản ảnh đơn vị thi công công trình cao ốc Bạc Liêu Tower làm nứt nhà ông từ năm 2010 rồi “biệt tăm” đến nay dù thời điểm đó đơn vị này có hứa sửa lại nhà cho ông sau khi làm xong công trình.
 
Theo ông Hiếu, từ cuối năm 2010 đại diện các cơ quan chức năng ở địa phương cùng đơn vị thi công (chi nhánh Công ty cổ phần Phát triển đô thị dầu khí - Đội xây dựng số 9) có lập biên bản xác nhận tình trạng nhà ông bị hư.

Đầu năm 2011, đại diện đơn vị thi công là ông Vũ Anh Cường có ký xác nhận cam kết sửa chữa lại nhà ông Hiếu sau khi hoàn thành công trình nói trên. Đến nay công trình đã làm xong, đơn vị thi công không giữ lời hứa, ông Hiếu không biết liên hệ với đơn vị thi công ở đâu để giải quyết vụ việc.

 
Ông Thái Quốc Tuấn, cán bộ địa chính P.3, TP Bạc Liêu, cho biết phường sẽ mời ông Hiếu và đại diện đơn vị thi công đến thỏa thuận giải quyết vụ việc. Nếu hai bên không thỏa thuận được, phường sẽ hướng dẫn ông Hiếu kiện ra tòa án nhờ giải quyết.
 
* Chậm xử lý việc xây dựng lấn chiếm kênh thoát nước. Nhiều hộ dân ở khu vực cống số 8, ấp Mỹ Thạnh, xã Mỹ Phong, TP Mỹ Tho (Tiền Giang) phản ảnh xã đã làm ngơ trước việc một hộ dân xây dựng lấn chiếm kênh thoát nước công cộng. UBND TP Mỹ Tho đã chỉ đạo giải tỏa việc xây dựng lấn chiếm này trước ngày 10-10 nhưng đến nay xã vẫn không làm.
 
Theo ghi nhận của chúng tôi, cống số 8 đổ ra sông Bảo Định có bề rộng hơn 4m, nhưng con kênh đổ ra miệng cống bị một hộ dân xây dựng lấn chiếm khoảng phân nửa và rào lại xem như đất của họ. Phần công trình lấn chiếm kênh thoát nước được căn hộ này thi công vào tháng 7-2011...

Đến ngày 5/10/2012, do phần công trình lấn chiếm của hộ nói trên gây cản trở việc thi công cống số 8 (thuộc công trình xử lý chống ngập dọc sông Bảo Định), UBND TP Mỹ Tho có văn bản khẩn yêu cầu UBND xã Mỹ Phong phải buộc hộ dân này khôi phục hiện trạng ban đầu để triển khai xây dựng cống số 8 trước ngày 10/10.

Đồng thời yêu cầu xã thẩm định lại giá trị phần đất lấn chiếm để xác định thẩm quyền xử phạt hộ dân nói trên trước ngày 15/10. Thế nhưng đến nay hơn một tháng trôi qua, công trình cống số 8 vẫn chưa được triển khai, phần công trình lấn chiếm của hộ dân nói trên vẫn còn nguyên.

 
Chúng tôi đến UBND xã Mỹ Phong liên hệ nhiều lần để hỏi về việc này nhưng không gặp được lãnh đạo. Gọi điện thì cả chủ tịch và phó chủ tịch không nghe máy. 
 
* Bình An đã giải quyết chế độ thôi việc cho bảo vệ. Ngày 3/12, ông Huỳnh Văn Tuấn, chủ tịch công đoàn Khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ, cho biết Công ty cổ phần thủy sản Bình An đã chấp nhận giải quyết chế độ theo Bộ luật lao động cho 30 nhân viên bảo vệ của công ty.
 
Trước đó, số nhân viên bảo vệ này được thông báo cho nghỉ việc bất ngờ và không được tính các chế độ chính sách theo quy định nên họ nhờ công đoàn Khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ giúp đỡ... 

 
Theo Tuoitre

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích