Nghệ sĩ đường phố “ngã ngựa”
"Nghệ sĩ đường phố" Lê Phước Chiến phải cấp cứu sau khi |
Khi đã chuyên nghiệp hơn, Chiến được một số người mời đến biểu diễn trong các đám cưới, tiệc tùng. Ngày 31/12/2012, Chiến đến biểu diễn tại một lễ cưới, mở đầu là các màn nhai than đỏ lửa, nuốt rắn. Dưới sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả, Chiến quyết định kết thúc bằng màn nuốt kiếm.
Lưỡi kiếm sáng loáng được Chiến đưa dần vào miệng, cắm sâu qua cổ họng, xuống lồng ngực. Tất cả những người chứng kiến nín thở dõi theo. Bất chợt từ dưới sân khấu, một vị khách ngà ngà say lao thẳng về phía Chiến. Sau cú đẩy mạnh, Chiến loạng choạng nhưng vẫn cố rút thanh kiếm đang găm sâu trong cơ thể ra ngoài. Ngay lập tức cảm giác nhói buốt kèm theo khó thở, tức ngực ập đến.
Rời sàn diễn, Chiến được người nhà đưa tới bệnh viện địa phương sơ cứu, sau đó chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) tiếp tục điều trị. Theo bác sĩ Phạm Văn Đông, Trưởng khoa Phẫu thuật - Gây mê, kết quả thăm khám, chẩn đoán hình ảnh ghi nhận bệnh nhân bị áp xe trung thất do thủng thực quản.
Hiện các bác sĩ tiến hành phẫu thuật mở lồng ngực để khâu lại vết thương. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ ghi nhận bệnh nhân bị tràn dịch, vết rách ở thực quản dài khoảng 2cm.
Hình ảnh ghi nhận bệnh nhân Chiến bị áp xe trung |
Nặng gánh mưu sinh
Màn biểu diễn nuốt kiếm của H. tại một quán nhậu |
Có mặt tại quán nhậu ven sông Sài Gòn (nằm trên đường 23, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức) vào một buổi tối đầu tháng 1/2013, chúng tôi phát hiện H. trong trang phục màu vàng khá nổi mà giới “nghệ sĩ đường phố” thường sử dụng.
Sau vài câu giới thiệu qua loa, H. biểu diễn ngay màn nuốt kiếm, nhiều thực khách đặt ly xuống bàn hướng mắt về những thanh kiếm sáng loáng mà H. đang rút ra.
Thanh kiếm hình lưỡi liềm được H. nuốt gọn |
Cũng theo lời H., hiện có khá nhiều gánh xiếc dạo biểu diễn trên đường phố để kiếm sống nên mức độ cạnh tranh và xin được tiền của khách sẽ khó khăn hơn nhiều. So với một số “đồng môn” khác, H. cũng “dễ thở” hơn vì hoạt động tự lập, không phải nộp tiền cho các “ông trùm” chăn dắt.
H. giải thích thêm, nhiều anh em khác không có vốn nên phải phụ thuộc vào một “ông chủ” nào đó. Họ sẽ cho đi học nghề, mua các trang thiết bị, chở đi đến các điểm diễn, số tiền thu được hàng đêm sẽ ăn chia theo tỷ lệ 7/3 (chủ được 7 phần, người diễn được 3 phần).
H. chập 6 lưỡi kiếm để nuốt |
Mỗi khi Sài Gòn lên đèn, các gánh xiếc dạo lại bắt đầu một ngày làm việc. Vô số các quán nhậu trên địa bàn thành phố là nơi mưu sinh của các nghệ sĩ đường phố.
Những mối hiểm nguy có thể gặp phải bất cứ lúc nào khi diễn hoặc đổ máu trong quá trình học nghề không làm họ chùn chân. Thực tế đã có những tai nạn nghề nghiệp xảy ra nhưng các “diễn viên” vẫn chấp nhận. Tất cả cũng chỉ vì cơm áo, mưu sinh.
Theo Dantri