Giữa trưa nắng hôm qua 4/3, tại TP.HCM xảy ra cơn lốc xoáy bất thường.
Hiện trường mái tôn bị lốc xoáy kéo sập |
May mắn hai cây cột điện chắn mái tôn nên nhiều người mới thoát nạn |
Lí giải về cơn lốc này,Th.s Lê Xuân Lan (nguyên phó phòng Dự báo Đài khí tượng thủy văn Nam Bộ) cho rằng, cơn lốc xoáy diễn ra, có thể là do khối không khí nắng nóng gay gắt tại khu vực Nam Bộ mấy ngày gần đây kết hợp với gió mùa đang tràn về các tỉnh miền Bắc, tạo ra hiện tượng mây đối lưu. Từ đó, lốc xoáy xảy ra. Nhưng trận lốc xoáy này chỉ ở dạng cục bộ chứ chưa xảy ra trên diện rộng.
Với các hiện tượng lốc xoáy, mưa đá... trong cơn giông thì ra-đa của các Đài khí tượng thủy văn có thể phát hiện và theo dõi được nhưng chỉ ở dạng cảnh báo.
Dấu hiệu của các cơn giông, lốc xoáy, mưa đá, thậm chí là cả vòi rồng là khi nhìn thấy các đám mây đối lưu hình thành. Ban đầu, từ những đám mây trắng, tăng nhanh đột ngột, và mạnh, rồi mây chuyển qua màu đen. Những đám mây này phát triển khá nhanh chỉ trong khoảng từ trưa đến chiều sẽ xảy ra mưa.
Khi thời tiết càng nắng nóng, thì các cơn giông, lốc xoáy xảy ra càng nhiều và có thể diễn ra trên diện rộng. Tại khu vực Nam Bộ năm nào cũng xảy ra lốc xoáy. Hiện tượng này bắt đầu hình thành vào cuối tháng 3 đến hết tháng 4, thậm chí là sang cả tháng 5.
Bởi thời gian đó là thời gian Nam bộ bắt đầu từ mùa khô chuyển sang mùa mưa. Chính vì vậy các hiện trượng: sét, giông, lốc xoáy hay vòi rồng... sẽ diễn ra thường xuyên.
Th.s Lê Xuân Lan cảnh báo, khi thấy những hiện tượng trên, người dân cần tìm nơi trú ẩn để đảm bảo an toàn.
Theo VTCnews