Là người Việt Nam, ai cũng biết đến cụm từ "tóc đuôi sam". Nhưng không phải ai cũng có dịp được nhìn con sam (Tachypleus tridentatus), nguyên mẫu của cụm từ này trong thực tế.
Loài giáp xác có hình thù kỳ lạ này xuất hiện tại nhiều vùng bờ biển của Việt Nam.
Chúng thường được ngư dân đánh bắt như một loài hải sản.
Có một điều rất ít người biết về sam: chúng hầu như không có thay đổi gì về mặt giải phẫu so với tổ tiên từ thời kỳ của... khủng long, hàng chục triệu năm về trước.
Vì lý do đó, sam được các nhà khoa học coi như một "hóa thạch sống" hiếm hoi trong thế giới động vật.
Trong quan niệm dân gian, loài sam rất nổi tiếng về sự chung thủy: Con đực và con cái thường sống thành đôi cho đến hết đời.
Tại Việt Nam, sam được bán trong nhiều khu chợ vùng ven biển.
Chúng có thể được chế biến thành nhiều món cao lương mỹ vị khác nhau.
Theo cảnh báo của các nhà khoa học, số lượng quần thể sam trên thế giới đang suy giảm nghiêm trọng.
Nguyên nhân chính là sam rất nhạy cảm với các biến đổi của môi trường do con người gây ra. |
Theo Kienthuc