Choáng ngợp trước lăng mộ vua Chăm độc nhất vô nhị ở VN

Thứ ba, 09/04/2013, 17:22
Thánh địa Mỹ Sơn từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm pa, đồng thời là lăng mộ của các vị vua Chăm pa và hoàng thân, quốc thích.

champa

Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, là tổ hợp bao gồm nhiều đền đài Chăm pa, trong một thung lũng đường kính khoảng 2km, bao quanh bởi đồi núi.

champa

Các đền tháp, lăng mộ ở Mỹ Sơn là nơi hội tụ của các kiểu dáng khác nhau. Nghệ thuật và kiến trúc qua bố cục đền tháp mang ảnh hưởng lớn của phong cách Ấn Độ. Thánh địa Mỹ Sơn thường được so sánh với các tổ hợp đền đài lớn như: Angkor Wat (Campuchia), Ayutthaya (Thái Lan)...

lang mo

Khu thánh địa gồm nhiều cụm tháp, bố cục mỗi cụm tháp đều có một tháp chính (kalan) ở giữa và nhiều tháp phụ nhỏ bao bọc xung quanh.

lang mo

Kalan thường thờ Linga (sinh thực khí) hay linh tượng Shiva.

lang mo

 Sinh thực khí nữ (Yoni) và sinh thực khí nam (Linga) tại Mỹ Sơn.

lang mo

 Mặt trước mỗi cụm tháp là một tháp cổng (gopura).

lang mo

Tiếp đến tiền đình (mandapa)-hạng mục công trình có chức năng là nơi sắp xếp lễ vật, múa hát, và nghi thức hành lễ.

lang mo

Các tháp đều có hình chóp, biểu tượng của đỉnh Meru thần thánh, nơi cư ngụ của các vị thần Hindu.

lang mo

Cổng tháp thường quay về phía đông để tiếp nhận ánh sáng mặt trời.

lang mo

Nhiều tháp có kiến trúc rất đẹp với hình những vị thần được trang trí với nhiều loại hoa văn. Phần lớn những kiến trúc này hiện nay đã bị suy tàn, nhưng đây đó vẫn còn sót lại những mảng điêu khắc mang dấu ấn hoàng kim của các triều đại Chăm pa huyền thoại.

lang mo

Khu vực trung tâm cụm di tích bao bọc chung quanh là những tòa tháp, hiện còn lại những bục đá giống như là nơi hành lễ của người Chăm khi xưa.

lang mo

Những đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ linga hoặc hình tượng của thần Shiva - thần bảo hộ của các triều vua Chăm pa.

lang mo

 Ở một khoảng trống giữa hai tòa tháp lớn, người ta lợp lại mái che làm nơi trưng bày những hiện vật thu nhặt được trong khu di tích. Một bên vách tháp còn để nguyên gạch loang lổ, vách tháp bên kia được trát lại và sơn trắng.

lang mo

 Mặc dù chịu ảnh hưởng lớn từ Ấn Độ giáo, song biểu tượng của Phật giáo cũng tìm thấy ở Mỹ Sơn, vì đạo Phật Đại Thừa đã trở thành tín ngưỡng chính của người Chăm vào thế kỷ X.

lang mo

lang mo

 Vào thế kỷ XVII nhiều tòa tháp ở Mỹ Sơn đã được tu sửa và xây dựng thêm. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.

Theo Kienthuc

Các tin cũ hơn