10 sự thật rùng mình về tiêm chủng

Thứ tư, 21/08/2013, 14:06
Tiêm chủng vaccine đã được chứng minh là có hiệu quả rõ rệt, tuy nhiên tiêm chủng cũng gặp phải nhiều tranh cãi, từ quan điểm khoa học, an toàn y tế.

Một số loại vaccine có chứa thủy ngân?

Thimerosal, một loại chất bảo quản có chứa khoảng 50% thủy ngân, ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Chất này có thể được tìm thấy trong hầu hế các mũi chích ngừa cúm, theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC).

Tuy nhiên, kể từ năm 2001, thimerosal đã không còn được phép có trong vaccine cho trẻ dưới 6 tuổi. Một số loại vaccine cho người lớn và trẻ em cũng không còn chứa thimerosal, hoặc chỉ còn chứa một lượng rất nhỏ.

Vaccine gây bệnh tự kỷ?

Vào năm 1998, trong một bài viết đăng trên tạp chí y học Lancet, bác sĩ người Anh Andrew Wakefield, làm việc tại bệnh viện Royal Free ở London, dẫn chứng 12 em có dấu hiệu rối loạn não (bệnh tự kỷ), ruột bị viêm, sưng và đau, trong đó có 8 em từng tiêm vaccin MMR chống sởi, quai bị và rubella. Bác sĩ Wakefield suy đoán, chính virut trong vacxin dẫn đến việc viêm sưng ruột và làm ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của các em này.

Năm 2004, Viện Y học Mỹ đã phát hành một báo cáo cho thấy rằng không có bằng chứng khoa học về mối liên hệ giữa vaccine MMR và bệnh tự kỷ. Năm 2010, CDC cũng công bố kế quả tương tự.

vacxin

Vaccine có thể có tác dụng phụ

Các tác dụng phụ thường gặp nhất là đau ở chỗ tiêm và sốt, ít phổ biến hơn là co giật sau tiêm. Các rủi ro khác còn tùy thuộc vào vaccine. Một số trẻ em có nguy cơ cao đối với tác dụng phụ của vaccine do cơ địa. Trong những trường hợp này, cách tốt nhất là tiến hành cảnh báo hoặc bỏ qua các loại vaccine này, theo CDC.

Phụ nữ mang thai không được tiêm vaccine? Đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm. Theo Học viện Bác sĩ gia đình Mỹ, phụ nữ mang thai chỉ không nên tiêm vaccine thủy đậu và MMR. Tuy nhiên, các vaccine cúm và viêm gan B là cần thiết cho phụ nữ mang thai.

Vaccine chỉ dành cho trẻ nhỏ?

Thực tế, có rất nhiều loại vaccine dành cho thanh thiếu niên, người lớn, cả trẻ và già và những người khỏe mạnh. Tiêu biểu nhất là vaccine ngừa cúm.

Thanh thiếu niên nên tiêm vaccine ngừa viêm màng não, người già nên tiêm vaccine viêm phổi. Người lớn cũng nên tiêm vaccine chống uốn ván và ho gà. Thực tế trẻ em không được phép tiêm chủng ho gà cho đến khi đủ 4 tuổi.

Không cần tiêm vaccine vì bệnh đã khỏi hoặc đã bị bệnh đó 1 lần?

Thực tế ngày nay có rất nhiều các loại bệnh sẽ bùng phát trở lại dù đã tiêm vaccine hoặc đã khỏi bệnh như sởi, quai bị hay ho gà.

Theo WTO, ít hơn 95% người dân ở Tây Âu nhận được chủng ngừa vaccine, đó là 82% các trường hợp bị sởi năm 2009.

Miễn dịch tự nhiên tốt hơn vaccine?

Bệnh nhiễm trùng nếu không được tiêm vaccine có thể gây nên những biến chứng suốt đời. Như thủy đậu có thể dẫn đến viêm màng não, viêm phổi. Bại liệt có thể gây tê liệt vĩnh viễn, quai bị, điếc và tổn thương não...Đó là những mối nguy hiểm nếu bạn trông chờ vào hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể hoặc trì hoãn tiêm vaccine.

Vaccine ngăn ngừa bệnh hoàn toàn?

Đây là một trong những nhầm nhọt phổ biến bởi vaccine không thể bảo đảm 100% bạn sẽ không bị bệnh, nhưng nó là một sự trợ giúp rất lớn. Nếu tiêm chủng ngừa cúm, bạn vẫn có thể bị cúm nhưng nó sẽ ít nghiêm trọng hơn. Hoặc chủng ngừa thủy đậu, 80% hiệu quả chống lại nhiễm trùng và 100% hiệu quả chống lại các biến chứng nguy hiểm.

Quá nhiều loại vaccine làm suy yếu hệ thống miễn dịch?

Thực tế hoàn toàn ngược lại bởi mỗi liều vaccine cho phép cơ thể gắn kết với một phản ứng miễn dịch riêng để có thể chống lại nguy cơ biến chứng và nhiễm trùng nếu căn bệnh xuất hiện.

Vaccine chống ung thư cổ tử cung (HPV) chỉ cho các bé gái chưa quan hệ tình dục?

Thực tế có hai loại vaccine HPV: Cerrarix cho các bé gái và phụ nữ ở độ tuổi 10 đến 25, và Gardasil từ 9 đến 26. Tuy nhiên, Gardasil cũng có thể được sử dụng cho nam giới ở độ tuổi từ 6 đến 26 bởi loại vaccine này còn có tác dụng chống mụn cóc sinh dục và u nhú ở người.

Theo Kienthuc

Các tin cũ hơn