Sanh đại thụ hơn 200 tuổi được công nhận "Cây di sản Việt Nam"

Thứ năm, 21/11/2013, 14:55
Cây sanh hơn 200 năm tuổi có chiều cao cây 23m, chu vi phủ kín gần 300m² tại Đền Lưu Xá, xã Canh Tân, huyện Hưng Hà, Thái Bình đã được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản Việt Nam vào ngày 17/11.

Ông Trần Tiến Thuật - Chủ tịch UBND xã Canh Tân (ngoài cùng bên phải) 

Ông Trần Tiến Thuật - Chủ tịch UBND xã Canh Tân (ngoài cùng bên phải)

đại diện đón nhận Bằng cây di sản Việt Nam.

Phát biểu tại Lễ đón bằng công nhận cây di sản Việt Nam - cây sanh, đền Lưu Xá, xã Canh Tân, TS. Nguyễn Ngọc Sinh - Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam khẳng định sau khi thẩm định hồ sơ và khảo cứu thực tế, Hội đã ra quyết định công nhận cây sanh (họ si) ở đền Lưu Xá là một trong 514 cây di sản của Việt Nam.

Theo nhận xét của ông Chu Tuấn Thanh - Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền, Uỷ ban Dân tộc Chính phủ: “Kể cả những người khó tính nhất cũng đều trầm trồ thán phục trước vẻ đẹp của cây cổ thụ quý hiếm, ít có ở tỉnh Thái Bình”.

Ông Chu Tuấn Thanh - Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền Uỷ ban Dân tộc (b

Ông Chu Tuấn Thanh - Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền Uỷ ban Dân tộc (bên trái)

đại diện đoàn đại biểu UBDT trao tặng lẵng hoa chúc mừng xã Canh Tân.

Cây sanh được trồng trên bức trấn phong trước cửa đền. Sau hơn 200 năm, đến nay thân cây và rễ cây đã liên kết với nhau tạo thành một lớp bẹ gần như phủ kín cả bức trấn phong. Rễ cây phía Đông đã bọc kín và nhấc bổng cả đấu của bức trấn phong ra khỏi vị trí, nếu không quan sát kỹ thì không nhận ra. Các cành cây đã liên kết với nhau tạo thành một khối.

Gốc cây chính có chiều cao 2,85m, chu vi là 10,8m. Nếu tính cả các rễ phủ liên kết với thân cây là 13,8m, có 13 cành chính, chu vi từ 0,60m- 1,2m. Cây có thế đứng, một thân nhiều cành, trông như xương đỡ của chiếc ô, nhìn xa cây sanh như một chiếc lọng che chở, bảo vệ Di tích lịch sử văn hoá Quốc gia đền Lưu Xá.

Đền Lưu Xá được biết đến là nơi thờ tự Thái uý Lưu Khánh Đàm, Thái phó Lưu Điều - những người có công phò giúp Lý Công Uẩn lên ngôi vua, dâng biểu khuyên vua dời đô lên thành Đại La. Cuốn "Lưu Đại vương ngọc phả" còn lưu giữ tại đền Lưu Xá ghi rằng: "Triều đình nguy khốn, quần thần nhất nhất tiến cử Lý Công Uẩn lên ngôi vua, trị vì đất nước.

Được hai anh em Lưu Đàm, Lưu Điều thủ túc hộ vệ, Lý Công Uẩn xưng vương, hiệu là Lý Thái Tổ, đại xá thiên hạ, phong cho Lưu Đàm làm Quang lộc đại phu hầu cận bên cạnh, Lưu Điều được phong làm Trung úy trông coi cấm binh tuần phòng trong thành". Nhân dịp Lễ đón bằng công nhận cây di sản Việt Nam, UBND xã Canh Tân cũng tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm 955 năm ngày mất của Thái phó Lưu điều.

Bà Cao Thị Hải - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình (giữa) 

Bà Cao Thị Hải - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình (giữa)

dâng hương tưởng niệm ngày mất Thái phó Lưu Điều.

Bà Cao Thị Hải - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình cho biết: “Do được trồng ở trước Di tích lịch sử đền Lưu Xá, ngoài giá trị về cây cổ thụ có tuổi đời cao, đáp ứng được các tiêu chí của cây Di sản, cây sanh ở đền Lưu Xá còn có giá trị về văn hoá và lịch sử. Chính vì vậy tỉnh đã giao nhiệm vụ cho UBND huyện Hưng Hà tiếp tục chăm lo bảo tồn cây Di sản để giáo dục truyền thống, bồi đắp niềm tự hào cho thế hệ trẻ và tri ân công đức của tổ tiên, góp phần bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên”.

Chiêm ngưỡng hình ảnh cây sanh - cây di sản Việt Nam

Lãnh đạo Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam và 

Lãnh đạo Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam và

UBND xã Canh Tân mở băng khánh thành bia vinh danh cây di sản.

Sau h

Sau hơn 200 năm, thân cây và rễ cây đã liên kết với nhau

tạo thành một lớp bẹ gần như phủ kín cả bức trấn phong.

Nhìn xa cây sanh như một chiếc lọng che chở, bảo vệ 
Nhìn xa cây sanh như một chiếc lọng che chở, bảo vệ
Di tích lịch sử văn hoá Quốc gia đền Lưu Xá.
Phương Nhung
Phương Nhung

Theo Dân Trí

Các tin cũ hơn