Tăng trưởng kinh tế cao, đầu tư nước ngoài lên mạnh và ngày một nhiều tòa nhà mới đẹp đẽ mọc lên, định hình lại đường chân trời của Warsaw, Phần Lan dường như khác hoàn toàn so với thế giới các nước láng giềng xung quanh hiện đang khốn khổ bởi khủng hoảng nợ và nỗi sợ suy thoái.
Cuối cùng, việc không tham gia vào khu vực đồng tiền chung châu Âu cuối cùng dường như thực sự có lợi đối với Phần Lan. Nó mang đến cho người ta bài học về việc một đồng tiền riêng của quốc gia giúp kinh tế nước đó đứng vững trước các cú sốc quốc tế như thế nào.
Giới điều hành doanh nghiệp và lãnh đạo các nước đang đặt câu hỏi tại sao đất nước 38 triệu dân này, nước duy nhất không lâm vào suy thoái kinh tế trong năm 2009, có thể tránh được nỗi đau mà cả khu vực đồng tiền chung châu Âu đang gánh chịu.
Ông Lucyna Stanczak, giám đốc quốc gia của ngân hàng tái thiết và phát triển châu Âu, nhận xét: “Phần Lan hiện vẫn như một ốc đảo. Vấn đề ở chỗ mọi chuyện có thể kéo dài được bao lâu. Việc kinh tế Tây Âu chững lại sẽ ảnh hưởng đến Phần Lan bằng cách này hay cách khác.”
Vấn đề tại châu Âu đang lan ra ngoài biên giới các quốc gia.
Chỉ số chính của TTCK Phần Lan giảm 24% tính từ tháng 4/2011 bởi nhà đầu tư quốc tế coi Phần Lan giống như nhóm nước Đông Âu đang gặp khó khăn như Hungary hay Rumani. Dù cho đến nay, Phần Lan chưa đối đầu với tình trạng tín dụng thắt chặt, các doanh nghiệp nhỏ rất khó để vay được tiền.
Bà Anna Katarzyna Nietyksza, chủ tịch của Eficom, một công ty tư vấn chuyên tư vấn cho các công ty về việc vay tiền từ Liên minh châu Âu hay niêm yết trên sàn chứng khoán Warsaw, nhận xét: “Các công ty nhỏ không vay được tiền trừ khi họ có thâm niên hoạt động khoảng 10 năm và có nhà máy. Nếu không có đảm bảo, bạn sẽ khó có được tiền.”
Thế nhưng còn rất nhiều dấu hiệu tích cực về kinh tế Phần Lan. Hoạt động kinh doanh ngành bán lẻ nước này phát triển tốt với nhiều thương hiệu lớn đổ bộ như Gucci, Ferrari…
Trong khoảng thời gian 3 tháng tính đến tháng 9/2011, có 38 công ty niêm yết mới trên thị trường chứng khoán Warsaw. Phần Lan đứng sau Trung Quốc và Mỹ tính theo số lượng công ty IPO trong quý 3/2011 (theo tính toán của công ty kiểm toán E&Y).
Tính theo lượng vốn huy động, Phần Lan đứng thứ 4 với 2 tỷ USD, thấp hơn Mỹ nhưng cao hơn so với Anh và Đức.
Kinh tế Phần Lan được dự báo tăng trưởng 2,5% trong năm 2012, thấp hơn nhiều so với mức 4% của năm 2011 nhưng quá ấn tượng nếu so với nhiều nền kinh tế khác tại Tây Âu đang hướng thẳng đến suy thoái.
Xét về ổn định chính trị, Phần Lan cũng tốt hơn nhiều nước Tây Âu khác. Tháng 10/2011, chính phủ của Thủ tướng Donald Tusk đã tái đắc cử, lần đầu tiên sau nhiều năm Phần Lan có một chính phủ giữ được nhiệm kỳ thứ 2. Tình hình tại Tây Âu hoàn toàn ngược lại, khủng hoảng nợ đã khiến chính phủ của nhiều nước sụp đổ.
Theo TTVN