Để tạo tiền đề cho tăng trưởng bền vững trong thời gian tới, vấn đề đặt ra đối với Việt Nam là tái cơ cấu hệ thống ngân hàng nhằm tạo ra những động lực mới cho tăng trưởng tín dụng. Tại hội thỏa quốc tế về tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam được tổ chức sang 21. 12 tại Trung tâm hội nghị quốc tế, có nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu, của các chuyên gia trong và ngoài nước về tái cấu trúc ngân hàng với các góc nhìn và đánh giá khác nhau.
TS Cấn Văn Lực cho rằng, việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng phải được bắt đầu từ việc tái cấu trúc Ngân hàng nhà nước, ngân hàng nhà nước càng độc lập thì hệ thống tài chính mới có thể mạnh, không độc lập đủ mức thì sẽ không thể diều hành hệ thống các ngân hàng được. Vì vậy Chính phủ nên có đề án tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng Trung ương về mặt chức năng, nhiệm vụ và thể chế.
Ông Lực đánh giá, các ngân hàng của Việt Nam về quản trị không theo chuẩn quốc tế, quản trị “tùy tiện” – Mọi hoạt động chỉ mang tính chất đối phó với các chính sách hành chính. Để việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đi đứng hướng thì chúng ta nên xem các ngân hàng ở các nước phát triển nhất họ quản trị như thế nào thì ta nên học hỏi và làm theo hướng đó.
Hệ thống ngân hàng cực kì nhạy cảm, việc sử dụng các biện pháp hành chính như hiện nay vào hệ thống các ngân hàng không thể mang lại hiệu quả mà phải thay đổi tư duy, phải hình thành ngay một quy chuẩn đầy đủ, áp dụng một cách quyết liệt, chủ động.
Để làm được điều đó, trước mắt chúng ta phải tập trung ngăn chặn rủi ro hệ thống mang lại, sau đó mới tiến hành thiết lập một hệ thống. Quá trình tái cấu trúc phải được thực hiện theo một lộ trình phù hợp với hoàn cảnh vi “Một cỡ áo không thể may cho nhiều người”.
Thanh Lương