Bộ Công Thương đặt mục tiêu nhập siêu năm 2012 là 13 tỉ đô la Mỹ. Ảnh minh họa. |
Xuất khẩu tăng mạnh chủ yếu do yếu tố giá
Báo cáo của cơ quan thống kê nhận định, xuất khẩu có thể coi là “điểm sáng của bức tranh kinh tế 2011, là năm thành công nhất trong hoạt động xuất nhập khẩu trong vòng 10 năm qua.”, đạt 96,3 tỉ USD, tăng tới 33,3% trong năm nay so với mức tăng 27% trong năm 2010. Tuy nhiên, qua phân tích cho thấy, thành tích ấn tượng này chủ yếu xuất phát từ yếu tố tăng giá. Nếu loại trừ yếu tố này, kim ngạch xuất khẩu năm 2011 chỉ tăng 11,4%, cụ thể:
Nhóm năng lượng tăng mạnh nhất dẫn dắt bởi giá tăng khi giá trị xuất khẩu của nhóm hàng này ghi nhận mức tăng 38.5% so với cùng kỳ trong khi đó khối lượng xuất khẩu dầu thô, xăng tăng lần lượt là 3,6% và 12,7% và khối lượng xuất khẩu than giảm 10,9%.
Trong năm 2011, giá trị xuất khẩu cafe tăng 48,1%, trong khi lượng cafe chỉ tăng 2,7%. Ảnh minh họa. |
Theo sau nhóm năng lượng, nhóm hàng hóa nông nghiệp xuất khẩu ghi nhận ở mức tăng 29% so với năm 2010 do giá cả tăng.Trong 3 nhóm hàng nông nghiệp có giá trị xuất khẩu cao nhất, giá trị xuất khẩu gạo tăng 12.2% nhưng khối lượng chỉ tăng 2,9%, xuất khẩu cà phê tăng 48,1% trong khi lượng cà phê chỉ tăng 2.7% và giá trị xuất khẩu hạt điều tăng 30% trong khi khối lượng nhập khẩu hạt điều giảm 8,5%.
Nhóm hàng hóa công nghiệp tăng đáng kể là 25,4% so với cùng kỳ, nhưng thấp hơn so với mức tăng 27% vào năm 2010.
Nhập khẩu tăng chậm hơn xuất khẩu
Kim ngạch nhập khẩu năm 2011 ước đạt 105,8 tỉ đô la, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm 2010. Tổng cầu trong nền kinh tế tăng chậm lại cùng với sự ảm đạm trên thị trường địa ốc đã khiến cho nhập khẩu của máy móc thiết bị, thép giảm xuống 8,6% từ mức 13,2% trong năm 2010.
Trong khi đó, nhập khẩu dầu và nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất tiếp tục tăng. Nhập khẩu dầu tăng mạnh nhất, ghi nhận mức tăng 55% chủ yếu do giá tăng khi khối lượng nhập khẩu tăng 11,2%. Tốc độ tăng của nguyên vật liệu cho sản xuất có thể tái xuất khẩu đứng khi hai ghi nhận mức tăng là 24,8%.
Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch nhập khẩu chỉ tăng 3,8%, trong đó không chỉ hàng tiêu dùng giảm mạnh mà cả những mặt hàng là đầu vào của sản xuất cũng giảm so chủ trương cắt giảm đầu tư bởi 96% kim ngạch nhập khẩu là tư liệu sản xuất.
Nhập siêu cải thiện đáng kể
Trong năm 2011, nhập siêu ước tính là 9,5 tỷ đô la, giảm 25% so với năm 2010 là 12,6 tỷ đôla, thấp xa so với mục tiêu của Quốc hội đã đề ra. Đây là điều đáng mừng, nhưng liệu có bền vững?
Trên quan điểm thận trọng, nhiều nhà kinh tế lưu ý rằng, ngay trong năm 2011, nhập siêu qua từng tháng cũng trồi sụt thất thường. Việc kim ngạch nhập khẩu tăng chậm, nhập siêu ở mức thấp không hẳn do chính sách hay do cải thiện của cơ cấu kinh tế, mà phần nhiều do sản xuất trong nước có dấu hiệu chùng lại.
Triển vọng cán cân thương mại 2012
Trong năm 2012, Bộ Công Thương cho biết, sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu, duy trì các hoạt động thương mại, gỡ khó cho doanh nghiệp, hộ nông dân. Đồng thời, bộ sẽ tăng cường sản xuất hàng trong nước thay thế nhập khẩu và đẩy mạnh quy hoạch sản xuất nhóm hàng nguyên liệu để phục vụ cho xuất khẩu.
Năm 2012, xuất khẩu dự kiến tăng 13% so với năm 2011 và đạt kim ngạch khoảng 108,5 tỷ đôla. Tỷ lệ nhập khẩu khoảng 121,5 tỷ đôla, tăng 14,6% so với năm 2011. Như vậy, nhập siêu khoảng 13 tỷ đôla, bằng 12% kim ngạch xuất khẩu.
Misa.