"Điểm mặt" 5 cổ phiếu bất động sản "rẻ" nhất thị trường

Thứ ba, 03/01/2012, 14:19
So sánh và đánh giá hình ảnh của 5 doanh nghiệp bất động sản có tỷ số giá/thu nhập (P/E) thấp nhất trên sàn chứng khoán niêm yết qua các chỉ số và báo cáo tài chính.


 

Năm 2011 đánh dấu bước sụt giảm mạnh của cả hai sàn chứng khoán khi VN-Index giảm tới 27.5% và HNX-Index giảm tới 48.6%. Trong nhóm cổ phiếu giảm mạnh nhất, có nhiều cổ phiếu Bất động sản. Tới cuối năm 2011, P/E của nhóm Cổ phiếu “Đầu tư Bất Động Sản và Dịch vụ” là 10.58, trong đó có nhiều cổ phiếu đã có mức P/E dưới 5. Sự sụt giảm mạnh này diễn ra ngoài yếu tốt do tình hình thị trường chung xấu đi trong năm 2011, thì nhóm cổ phiếu BĐS còn ảnh hưởng từ việc bị siết chặt tín dụng, đặc biệt là do tình hình thị trường BĐS trầm lắng, lượng hàng tồn kho nhiều, chịu lãi suất cao.

Dưới đây là hình ảnh của 5 cổ phiếu "rẻ" nhất (có P/E thấp nhất) trong nhóm cổ phiếu Bất động sản. Các cổ phiếu này đều có thanh khoản tốt với khối lượng giao dịch trung bình 10 phiên đều trên 100 ngàn cổ phiếu.

  • HQC - Công ty Cổ phần Tư Vấn - Thương Mại - Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân
  • NTL - Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Từ Liêm
  • DIG - Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Xây Dựng
  • HDG - Công ty Cổ phần Tập đoàn Hà Đô
  • TDH - Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức

Chúng tôi không khuyến nghị mua/bán. Tất cả thông tin tài chính được lấy từ Báo cáo tài chính hợp nhất tới Quý III/2011. Giá và các chỉ số giao dịch được tính tới hết phiên giao dịch ngày 30/12/2011.

Tổng quan


  HQC NTL DIG HDG TDH
Giá đầu năm* 38.600 64.500 40.900 77.000 35.000
Giá cuối năm** 4.700 12.700 10.400 10.400 11.400
EPS (nghìn đồng) 8,63 5,06 2,62 2,52 2,39
P/E 0,54 2,51 3,97 4,13 4,76
Giá trị sổ sách (đ/cp) 19.540 15.640 18.770 15.080 34.570
Khối lượng trung bình 10 phiên 405.742 133.311 212.047 116.047 103.651
Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành 40 triệu 61,6 triệu 130 triệu 40,5 triệu 37,659 triệu


* Giá của phiên giao dịch đầu tiên của năm 2011: 04/01/2011 (Đơn vị: đ/cp)
** Giá của phiên giao dịch cuối cùng của năm 2011: 30/12/2011 (Đơn vị: đ/cp)

Trong năm cổ phiếu trên, cổ phiếu có giá thấp nhất là HQC, cổ phiếu này cũng là cổ phiếu có mức giảm mạnh nhất kể từ đầu năm khi giảm tới hơn 87%. Mức giảm của HQC ngoài việc do ảnh hưởng của thị trường chung, thì còn do cổ đông nội bộ và lãnh đạo của công ty liên tục bán ra với khối lượng lớn. Đặc biệt là kết quả kinh doanh của công ty trong năm 2011 không mấy khả quan.

Trong năm 2011, HDG mất tới hơn 86% thị giá, tuy nhiên một phần lớn do trong Quý II/2011, công ty đã thực hiện tăng vốn điều lệ lên gấp đôi - 405 tỷ đồng - bằng hình thức phát hành cổ phiếu thưởng. Việc điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận từ 295 tỷ đồng LNST năm 2011 xuống còn 136 tỷ đồng cũng là thông tin gây ảnh hưởng tới giá cổ phiếu của công ty. Tương tự, giá của NTL hiện tại cũng chỉ xấp xỉ 20% so với đầu năm do công ty thực hiện tăng vốn điều lệ lên gấp đôi thông qua việc phát hành cổ phiếu thưởng.

Cổ phiếu TDH có mức sụt giảm hơn 66% do lợi nhuận ròng liên tục sụt giảm trong năm 2011. Quý III công ty lỗ hơn 11 tỷ đồng LNST. Tương tự, DIG cũng lỗ trong Quý II/2011, 3 quý đầu năm, lợi nhuận của công ty sụt giảm mạnh so với cùng kỳ 2010. Ngoài ra, do giá tham chiếu bị điều chỉnh sau khi chia cổ tức.


Doanh thu và Lợi nhuận




HQC là doanh nghiệp có tỉ suất lợi nhuận ròng/doanh thu cao nhất. gần gấp 3 HDG. Trong 4 quý gần nhất, công ty cũng đạt lợi nhuận ròng cao nhất trong 5 doanh nghiệp. Tuy nhiên, khoản lợi nhuận và doanh thu này chủ yếu tập trung ở Quý IV/2010, khi trong quý này, lợi nhuận ròng đã gần 340 tỷ đồng trong 345 tỷ lợi nhuận 4 quý vừa qua. TDH là doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận thấp nhất, lợi nhuận của công ty này cũng chủ yếu tập trung ở Quý IV/2010. Trong Quý II/2011, công ty lỗ hơn 11 tỉ đồng. Có mức doanh thu cao nhất trong số 5 doanh nghiệp, nhưng tỉ suất lợi nhuận của DIG chỉ đạt xấp xỉ 18%.



Lãi suất cao, giá thành bán ra giảm là những nguyên nhân chính làm cho tỉ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm mạnh trong 9 tháng đầu năm 2011. Chưa có doanh nghiệp nào vượt được 50% kế hoạch lợi nhuận đề ra, kể cả HDG, đơn vị đã điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận xuống còn hơn ½ so với kế hoạch đầu năm. Lượng hàng bán ra thấp do thị trường bất động sản trầm lắng, thậm chí có nhiều dự án đã giảm giá mạnh, nhưng lượng hàng bán ra vẫn nhỏ giọt.

* Kế hoạch LNST của NTL được tính bằng cách chia kế hoạch LNTT mà công ty đề ra cho tỷ số của LNTT/LNST 9 tháng đầu năm 2011.

Hàng tồn kho


Tới 30/9/2011, DIG có mức hàng tồn kho lớn nhất, gần gấp đôi HDG với 1373,1 tỷ đồng hàng tồn kho. TDH có mức hàng tồn kho thấp nhất là 410,9 tỷ đồng.

Tổng tài sản, Tổng nợ, Vốn chủ sở hữu



Đơn vị: tỷ đồng
  HQC NTL DIG HDG TDH
Tổng tài sản 3112 2108 5025 1679 2342
Tổng nợ 2112 1110 2437 1008 928
Vốn VSH 782 964 2440 911 1303
ROA 11% 15% 5,1% 6% 3,8%
ROE 44% 32,9% 10,5% 11,2% 6,9%


ROA, ROE được tính theo lợi nhuận ròng của 4 quý gần nhất

Trong 5 doanh nghiệp thì có 3 doanh nghiệp là HQC, NTL và HDG có số nợ đã vượt quá số vốn chủ sở hữu. HQC có tỉ lệ nợ/tổng tài sản cao nhất khi gần mức 70%, tuy nhiên doanh nghiệp này cũng có chỉ số ROA, ROE cao nhất, nhì trong 5 doanh nghiệp này.
Có mức lợi nhuận ròng trên tổng tài sản và vốn chủ sở hữu thấp nhất, nhưng TDH lại có tỉ lệ nợ/tổng tải sản ở mức “an toàn” nhất trong 5 doanh nghiệp.

Tổng kết

Năm 2012 hứa hẹn sẽ có nhiều sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế. Thị trường chứng khoán và bất động sản là hai lĩnh vực rất nhạy cảm với những sự chuyển biến này, vì vậy trong năm 2012, những cổ phiếu bất động sản có khả năng sẽ đưa lại mức lợi nhuận khá cao cho các nhà đầu tư.

Với lượng hàng tồn kho lớn, khi thanh khoản của thị trường bất động sản được cải thiện, có thể sẽ tạo một khoản lợi nhuận đột biến cho các doanh nghiệp trong ngành. Chúng tôi vừa cho quý vị một cái nhìn tổng quan trên phương diện các chỉ số tài chính doanh nghiệp. Mức P/E thấp một phần nào đó thể hiện giá cổ phiếu đang ở mức “rẻ”, tuy nhiên, nó còn phụ thuộc vào triển vọng phát triển của doanh nghiệp và mức hấp dẫn với nhà đầu tư.
 

Theo Vinacorp

Các tin cũ hơn