Mặc dù giao dịch vẫn diễn ra hết sức thận trọng và yếu ớt, không có dấu hiệu cho thấy áp lực đang lớn dần, nhưng mức giảm của các chỉ số lại không ngừng mở rộng về cuối phiên.
Tại HNX, các mã vốn hóa lớn có sự phân hóa, khi PVX, KLS, VND, VCG, SHN, BVS… tăng giá hoặc trở về mức tham chiếu, còn ACB đã chính thức đảo chiều giảm hơn 3% cùng với việc ngân hàng này chốt quyền chia cổ tức 20% đã ảnh hướng lớn đến HNX-Index.
Ngoài ra, các mã như PVS, NTP giảm sàn và SHB, NVB… cũng có mức giảm đáng kể khiến chỉ số giảm mạnh nhất trong nhiều phiên trước lại đây.
Thống kê lúc 10h30, HNX-Index giảm mạnh 1.95 điểm, tương ứng 3.35% xuống 56.77 điểm. Tuy nhiên, thanh khoản chỉ đạt hơn 11.7 triệu đơn vị, trị giá 93.84 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trên sàn vẫn còn 112 mã tăng giá, còn lại là 80 mã giảm cùng 203 mã đứng yên.
Diễn biến tương tự tại HOSE vào cuối đợt khớp lệnh liên tục, khi các mã chủ chốt giảm giá, đặc biệt là việc VCB giảm kịch sàn kéo VN-Index giảm 2.09 điểm, xuống 349.46 điểm, bất chấp việc BVH tăng đến 4.33%, hay VIC trở về mức tham chiếu.
Giao dịch dù đạt gần 17 triệu đơn vị, trị giá 230.34 tỷ đồng, nhưng thực chất giao dịch thỏa thuận đã chiếm đến 5.15 triệu đơn vị, tương đương 78.39 tỷ đồng.
10h00: Thanh khoản gần như bất động
Diễn biến thị trường trở nên ảm đạm dần về giữa phiên cả về giao dịch, lẫn mức độ biến động của các chỉ số.
Các nhóm cổ phiếu trên sàn lúc này vẫn tăng vừa phải, không quá mạnh như Large Cap (+0.65%), Mid Cap (+0.36%), Small Cap (+0.68%), Micrco Cap (+1%) và VS 100 (+0.37%).
Cổ phiếu tăng trần chiếm số lượng đáng kể trên cả hai sàn, trong đó không ít là những mã có vốn hóa lớn như ITA, KBC, PVF, SAM, MPC tại HOSE, hay như SHN, THV, APS, S99… tại HNX. Ngay như BVH cũng tăng sát mức giá trần với 4.15%.
Điều này làm cho VN-Index có lúc tăng hơn 2 điểm và dễ dàng vượt qua mức 353 điểm. Tuy nhiên giao dịch vẫn ở mức thấp, với hơn 6.5 triệu đơn vị, trị giá 76.61 tỷ đồng, nhưng giao dịch thỏa thuận đã chiếm gần 1.5 triệu đơn vị, tương đương 13.84 tỷ đồng.
KSS sau nhiều phiên giảm liên tục đã bật tăng trần trở lại, đồng thời có giao dịch sôi động nhất sàn HOSE với trên 317 ngàn đơn vị khớp lệnh, tiếp theo là KBC, JVC, NVT và IJC… hầu hết đều tăng giá khá mạnh ngoại trừ JVC giảm hết biên độ.
Toàn sàn HOSE có 112 mã tăng giá, 50 mã tăng kịch trần và có 48 mã giảm.
Sàn HNX vẫn duy trì mức giảm hơn 1 điểm của HNX-Index, tức khoảng 1.72% xuống 57.73 điểm, bất chấp trên sàn có đến 114 mã tăng giá, hơn ½ trong số đó tăng kịch trần. Giao dịch ở mức rất thấp với gần 4.5 triệu đơn vị, trị giá 36.22 tỷ đồng.
Mã SHN sau nhiều phiên giảm mạnh, đã bật tăng kịch trần, với dư bán được vét sạch.
9h00: Trụ đỡ quay trở lại
Các trụ đỡ tăng giá giúp cho VN-Index đảo chiều xanh điểm, trong khi đó, HNX-Index vẫn giảm dù các mã chủ chốt vẫn giữ sắc xanh hoặc tham chiếu.
Tính đến 9h00 :Sức bật của BVH, MSN, VIC dù khá yếu, cùng với SSI, ITA, KBC, KDC, CTG… giúp VN-Index đảo chiều tăng 1.06 điểm, tương ứng 0.3% lên 352.61 điểm.
Tuy nhiên, giao dịch diễn ra lình xình, với hơn 1 triệu đơn vị khớp lệnh, và hơn 660 ngàn đơn vị thỏa thuận, tổng giá trị gần 23 tỷ đồng.
Số lượng cổ phiếu tăng giá tiếp tục nới rộng lên 81 mã, còn lại là 29 mã giảm, cùng 45 mã giao dịch ở mức tham chiếu.
HNX-Index vẫn đỏ bất chấp VND, PVX, PVL, SHN, S99, THV… vẫn duy trì sắc xanh và KLS, HBS tạm dừng ở mức tham chiếu. Tổng cộng toàn sàn có 79 mã tăng giá, 21 mã giảm và 295 mã đứng yên.
Giao dịch cũng ở mức rất thấp với trên 2.22 triệu đơn vị, trị giá 17 tỷ đồng.
Phiên này, ACB điều chỉnh giá kỹ thuật để chuẩn bị cho việc chi trả cổ tức 20% bằng tiền mặt. Có thể điều này đã ảnh hưởng đến mức biến động của HNX-Index.
Mở cửa: Đầu năm mở cửa trong sắc đỏ
Thị trường nhích nhẹ trong những phút mở cửa phiên giao dịch đầu năm 2012, nhưng chỉ vài phút các chỉ số đều đảo chiều giảm do tác động tiêu cực từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn.
HNX-Index giảm gần 1 điểm, tương ứng 1.67% xuống 57.76 điểm lúc 8h45 mặc dù trên sàn chỉ vỏn vẹn 7 mã cổ phiếu giảm giá gồm PVS, PGS, KHB, ALV, NVC, NDN, PPS với mức giảm từ 100 – 700 đồng/cp.
Trong khi đó, toàn sàn có đến 71 mã tăng giá, 26 mã tăng kịch trần như KTS, ALT, PVC, LCS, CMS, THV, S99…
Những mã vốn hóa đứng giá, hoặc chỉ tăng nhẹ như KLS, PVL, LCS, SHN, PVX… nhưng thanh khoản khá thấp, đều chưa vượt qua mức 100 ngàn đơn vị/mã.
Sàn HOSE cho thấy xu hướng giảm ngay từ đầu phiên do sức ảnh hưởng từ các mã chủ chốt như VIC, VNM, VCB, STB, FPT… Tuy nhiên nhờ sự tăng giá của BVH, MSN, ITA, KDC nên mức giảm của thị trường không quá lớn.
Đáng chú ý ITA tăng kịch trần với thông tin mua 10 triệu cổ phiếu của Tổng giám đốc công ty.
VN-Index mở cửa với mức giảm 0.18 điểm, tức 0.05% xuống 351.37 điểm. Thanh khoản ở mức rất thấp với gần 600 ngàn đơn vị, trị giá chưa đến 9 tỷ đồng. Toàn sàn có 48 mã tăng, 26 mã giảm và 33 mã giao dịch ở mức tham chiếu.
Theo Vietstock