Năm 2011, các đồng tiền châu Á đã biến động rất mạnh, chỉ duy nhất đồng yên và đồng nhân dân tệ có cả năm tăng giá so với đồng USD. Tình trạng này được dự báo sẽ tiếp tục trong năm 2012.
Ở thời điểm chính phủ Nhật đang tích cực cố gắng đưa ra biện pháp hạn chế đồng yên tăng giá, động thái này đã khiến phía Mỹ chỉ trích Nhật trong tuần trước, chính phủ Trung Quốc đã can thiệp để đảm bảo đồng nhân dân tệ kết thúc năm 2011 với mức tăng cao. Mỗi đồng tiền trên tăng giá khoảng 5% so với đồng USD trong năm 2011.
Việc các nhà hoạch định chính sách châu Á đưa ra phản ứng chính sách trái chiều như trên cho thấy họ đang tiến thoái lưỡng nan trong nỗ lực giảm biến động tỷ giá, hiện vẫn chưa có dấu hiệu bớt căng thẳng trong khoảng thời gian đầu năm mới 2012. Nếu đồng nội tệ quá mạnh, hàng xuất khẩu trở nên đắt đỏ. Nếu đồng nội tệ quá yếu, sức mua của đồng tiền nội địa giảm, lạm phát tăng cao.
Có thể nhìn vào Singapore và Hàn Quốc để có được 2 ví dụ về việc lạm phát có thể ở mức cao ngay cả khi nhu cầu toàn cầu sụt giảm khiến nhu cầu hàng hóa và tăng trưởng kinh tế đi xuống. Cả đồng đôla Singapore và đồng won Hàn Quốc hạ giá so với đồng USD trong năm 2011.
Đối với Nhật, chính phủ Nhật đã cố gắng ngăn khả năng giảm phát trong suốt 2 thập kỷ, việc giá cả tăng có thể coi như yếu tố đáng mừng. Trong năm 2011, Nhật đã phải 3 lần can thiệp làm yếu đồng yên, một lần vào tháng 3/2011 có sự hỗ trợ của chính phủ các nước công nghiệp phát triển G7 và 2 lần còn lại đơn phương.
Việc Nhật đơn phương can thiệp hạ giá đồng yên khiến chính phủ Mỹ không hài lòng. Trong báo cáo công bố ngày 27/12/2011, Bộ Tài chính Mỹ đã tuyên bố chính phủ Mỹ không ủng hộ các biện pháp hạ giá đồng tiền và rằng tốt hơn chính phủ Nhật nên cố gắng tăng
Ông Yukon Huang, chuyên gia kinh tế tại Carnegie Endowment for International Peace, nhận xét: “Nước Mỹ thực ra muốn khẳng định rằng sự phục hồi của kinh tế Mỹ phụ thuộc vào việc đồng USD không tăng giá quá mạnh. Nhìn chung các nhà hoạch định chính sách trên toàn cầu đều muốn hạ giá đồng tiền.”
Theo TTVN