Khi nhà đầu tư vùng vẫy

Thứ sáu, 06/01/2012, 06:47
Tổng dư nợ cho vay bất động sản khoảng 203.598 tỷ đồng, trong đó nợ xấu chiếm khoảng 4,14%, tương đương khoảng 8.400 tỷ đồng.


 

Thị trường chứng khoán đã hoàn tất những phiên giao dịch cuối cùng của năm 2011. Một điều hầu hết các nhà đầu tư thấy được trong năm nay là cơ hội kiếm lãi trên TTCK ngày càng hẹp, tài khoản ngày càng bị bào mòn cùng với sự sụt giảm mạnh của 2 chỉ số.

Sự sụt giảm mạnh khiến nhà đầu tư thua lỗ là 1 vấn đề nhưng vấn đề chấp nhận “cut loss” cũng không được do thanh khoản èo uột khiến nhà đầu tư sợ hãi vùng vẫy trong đáy chỉ số và không thể thoát thân.

PTC có sóng giảm từ 14.500 đồng còn 5.600 đồng/CP từ 1/11 đến 1/12/2011. Như vậy, chỉ trong vòng 24 phiên giao dịch trong vòng 1 tháng, giá trị đầu tư của nhà đầu tư đã bốc hơi 61,4%.Và nếu tính sóng giảm dài hơi hơn từ 1/1 cho đến 30/12/2011 thì con số thiệt hại còn cao hơn nữa. So với giá 14.500 đồng đầu tháng 11, cuối tháng 12 giá đã là 3.700 đồng/cổ phiếu tương đương giảm 74,5%.


 

Chênh lệch khối lượng đặt mua/ đặt bán của PTC tháng 11-tháng 12/2011


Nhìn vào biểu đồ biến động khối lượng đặt mua và đặt bán trong khoảng thời gian PTC giảm giá có thể thấy nhà đầu tư đã có hành động cắt lỗ nhưng không thành. Cầu quá thấp khiến nhà đầu tư càng chất lệnh bán càng tuyệt vọng vùng vẫy khi lệnh không thể khớp.

Ngoài PTC, nhiều cổ phiếu cũng có đợt giảm giá mạnh trong năm. DVD vướng hàng loạt vấn đề liên quan đến đợt phát hành tăng vốn khiến giá cổ phiếu rơi mạnh từ 41.000 đồng đầu năm còn 3.500  đồng đầu tháng 9. Cổ phiếu này bị hủy niêm yết và nhà đầu tư đối diện với nguy cơ mất trắng.
 



Biến động giá cổ phiếu NHA 1 năm qua

 DZM có đợt giảm mạnh từ 5/8 đến 25/8. Chỉ vỏn vẹn 17 phiên giao dịch, tài khoản nhà đầu tư đã bốc hơi 45% khiến giá cổ phiếu giảm từ 37.900 còn 20.900 đồng/CP.

Cổ đông của NHA cũng khá hoảng loạn khi giá cổ phiếu này liên tục rơi thảm. Từ 30.600 đồng ngày 4/4/2011 cổ phiếu này đã có đợt giảm đầu tiên còn 12.600 đồng ngày 6/9 tương đương mức giảm 58%. Cắt ngang đợt giảm này có 1 đợt tăng nhẹ rồi lại quay đầu giảm điểm và kết thúc năm 2011 với 2.900 đồng/CP.

Cổ đông KSH cũng từng đối diện đợt giảm giá 52% của cổ phiếu này. Từ 17/11 đến 2/12, KSH đã giảm hơn ½ giá trị khiến giá cổ phiếu rơi từ 20.900 còn 10.000 đồng/CP. Cổ phiếu này tiếp tục có đợt giảm sàn 14 phiên liên tục từ 12/12 đến 29/12/2011. Cũng như PTC, khối lượng đặt bán trong thời gian giảm điểm cao hơn rất nhiều so với khối lượng đặt mua.

Nếu như trước đây, mỗi cổ phiếu lần đầu chào sàn được nhà đầu tư đón nhận nồng nhiệt thì năm 2011, thị trường chứng kiến 2 mã cổ phiếu gây sốc cho nhà đầu tư khi mất ½ đến 2/3 giá trị. Ngay sau ngày chào sàn 20/6, BGM đã giáng "đòn đau" xuống nhà đầu tư khi giá cổ phiếu giảm mạnh từ 24.000 đồng/CP (giá chào sàn) còn 7.800 đồng/CP ngày 9/8/2011. Mức giảm 67% khiến nhà đầu tư điêu đứng. STT giảm liên tục từ ngày chào sàn 8/7 và đến ngày 17/8 cổ phiếu này đã mất 68% giá trị.
 



Biểu đồ khối lượng đặt mua và khối lượng BGM



Từ 15.300 ngày 29/4, cổ phiếu QHD quay đầu giảm điểm và chỉ còn 7.200 đồng/CP vào ngày 30/5/2011. Mức giảm này tương đương 53% trong vòng 20 phiên giao dịch và nếu tính từ 18/4 đến 30/5 thì cổ phiếu này đã mất 61% giá trị.

Từ 12.000 đồng/CP ngày 7/7/2011, cổ phiếu SAP đã giảm còn 5.800 đồng/CP. Như vậy, chỉ trong 13 phiên, giá cổ phiếu SAP đã mất 52%. Giá cổ phiếu SAF cũng bị mất 55% giá trị trong 15 phiên giao dịch từ 11/5 đến 31/5. Từ 17.000 đồng ngày 7/10/2011, SVT giảm xuống còn7.900 đồng/CP; mức giảm này tương đương 53,6%.

SME sau những lình xình về mất khả năng thanh toán đã liên tục giảm khiến giá cổ phiếu rơi từ 3.800 đồng ngày 31/10 còn 1.600 đồng ngày 1/12/2011 tương đương mức giảm 58%.

VKC giảm giá từ 13.900 ngày 14/6 còn 5.900 ngày 26/7/2011.

Ngoài những mã cổ phiếu có mức giảm mạnh 1/2 hoặc 2/3 giá trị thì có rất nhiều cổ phiếu có mức giảm mạnh 25-30%. Tình trạng khối lượng đặt bán luôn vượt xa khối lượng đặt mua trong một thời gian dài ở hầu hết các mã cho thấy có nhiều nhà đầu tư đã mạnh dạn cắt lỗ nhưng không thành.Thanh khoản kém khiến dòng tiền mới, vì thế, cũng e ngại không dám mạnh tay bắt đáy dù giá của nhiều cổ phiếu đang ở mức đáy của năm.

Theo TTVN

Các tin cũ hơn