Đây là dấu hiệu chứng tỏ nhà đầu tư tin tưởng rằng sự khả quan của nền kinh tế sẽ giúp chứng khoán Mỹ tăng mạnh hơn so với các thị trường khác.
Nhìn chung đà tăng của thị trường tương đối nhẹ nhưng nhóm cổ phiếu ngân hàng bứt phá phiên thứ 3 liên tiếp nhờ số liệu kinh tế lạc quan hơn dự báo. Chỉ số ngân hàng KBW tăng 2.2%, nâng mức tăng từ đầu tuần đến nay lên khoảng 6% trong khi đó chỉ số ngân hàng châu Âu sụt 3.24%.
Nguyên nhân khiến nhóm cổ phiếu tài chính Mỹ tiếp tục diễn biến ngược chiều với nhóm cổ phiếu tài chính châu Âu là do nhà đầu tư nhận thấy tiềm năng tăng trưởng của hoạt động cho vay tại Mỹ, yếu tố có thể xoa dịu mối lo lắng về cuộc khủng hoảng nợ Eurozone.
Các số liệu được Chính phủ Mỹ công bố trong ngày cho thấy sự cải thiện của nền kinh tế. Số việc làm mà lĩnh vực tư nhân tạo ra trong tháng 12 cao hơn gấp hai lần so với dự báo, số người lần đầu nộp đơn xin nhận trợ cấp thất nghiệp giảm 15,000 trong tuần gần nhất và đà tăng trưởng của lĩnh vực dịch vụ cũng tăng tốc trong tháng qua.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Dow Jones giảm nhẹ 2.72 điểm (0.02%) xuống 12,415.70 điểm, nhưng chỉ số S&P 500 tăng 3.76 điểm (0.29%) lên 1,281.05 điểm, chỉ số Nasdaq Composite cộng 21.50 điểm (0.81%) lên 2,669.86 điểm.
Lần đầu tiên trong 5 tháng, S&P 500 đóng cửa trên đường trung bình 200 ngày phiên thứ 3 liên tiếp. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch tương đối thấp có thể khiến các yếu tố kỹ thuật suy yếu.
Khoảng 7.2 tỷ cổ phiếu được sang tay trên ba sàn New York, American và Nasdaq; thấp hơn mức trung bình hàng ngày năm ngoái là 7.84 tỷ cổ phiếu.
Trên sàn New York, số cổ phiếu tăng điểm vượt số cổ phiếu giảm điểm với tỷ lệ 3/2. Trên sàn Nasdaq, số cổ phiếu tăng điểm vượt số cổ phiếu giảm điểm với tỷ lệ 8/5.
Diễn biến của các chỉ số chứng khoán chính trên thế giới ngày 05/01:
Theo Vietstock