SaigonNews - Hiệp ước mới được nhất trí thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Âu tại Brussels ngày hôm qua, ngoại trừ Anh và Cộng hòa Séc. Đây được coi là một động thái nhằm làm tăng sự tin tưởng vào khu vực này trên thị trường tài chính.
Hiệp ước này được ký kết với hy vọng sẽ ngăn chặn tình trạng bội chi của các quốc gia châu Âu và chấm dứt cuộc khủng hoảng nợ đang làm tê liệt khối liên minh EU; đồng thời cũng hướng tới việc kích thích tăng trưởng toàn khu vực.
Tuy nhiên, đó cũng chỉ là một trong các nổ lực mà nhiều tháng nay châu Âu đã cố gắng thực hiện. Sau Hy Lạp, “bóng ma” khủng hoảng và vỡ nợ vẫn đang lớn dần tại các quốc gia khác, dẫn đến sự lo ngại hỗn loạn tài chính có thể sẽ phá vỡ nền kinh tế châu Âu, thậm chí là lan sang cả Mỹ và khu vực châu Á.
17 trong số 25 quốc gia ký kết hiệp ước hy vọng rằng các quy tắc chặt chẽ hơn sẽ thuyết phục được các nhà đầu tư tin rằng những khoản nợ công đang nằm trong tầm kiểm soát cũng như khôi phục niềm tin vào đồng tiền chung của khối này.
Mặc dù các quy định mới chỉ áp dụng cho 17 nước khu vực đồng euro nhưng với sự ủng hộ từ các nước EU khác thì hy vọng nó có thể tích hợp với các hiệp ước EU chính thức.
Hội nghị thượng đỉnh cũng hứa để kích thích tăng trưởng và tạo công ăn việc làm trong khu vực, trong một sự thừa nhận ngầm rằng việc tập trung vào chính sách thắt lưng buộc bụng đã gây ra những tác dụng trái ngược sâu sắc về thất nghiệp.
Trước đó, trong một cuộc họp các vị lãnh đạo cũng đưa ra những cam kết về việc đào tạo cho những người trẻ tuổi sẽ được đẩy mạnh, với mục đích dễ dàng hơn cho quá trình chuyển đổi lực lượng lao động. Ngoài ra còn triển khai các quỹ phát triển để tạo việc làm, giảm bớt những rào cản trong kinh doanh của EU, và đảm bảo rằng các doanh nghiệp nhỏ đã tiếp cận được tín dụng. “Chúng ta phải làm nhiều hơn nữa để đưa châu Âu ra khỏi khủng hoảng”.
Ủy ban châu Âu, điều hành EU, cho biết vẫn còn có 82 tỷ euro (102.33 tỷ USD) trong quỹ phát triển vẫn chưa được phân bổ, và báo cáo từ Hội nghị thượng đỉnh nhấn mạnh: Cần phải nhanh chóng thực hiện các dự án tập trung về tăng trưởng và tạo việc làm trên toàn khu vực.
Nhìn chung, liên minh EU có khoảng 23 triệu người thất nghiệp, chiếm 10% dân số. Tại Tây Ban Nha, tỷ lệ thất nghiệp đã tăng gần 23% và trên 50% những người dưới 25 tuổi đang tìm kiếm việc làm. Con số trên gần như đã vượt quá tầm kiểm soát.
Trong số những ý tưởng được thông qua bởi Hội nghị thượng đỉnh để thúc đẩy tăng trưởng ở châu Âu, đã có ý kiến là giảm gánh nặng thuế cho người sử dụng lao động để có nhiều người được thuê hơn nữa, và đảm bảo cung cấp cho tất cả những người trẻ tuổi được đào tạo, làm việc hoặc học tập.
Trong thực tế, ngày nay nhiều lo ngại rằng châu Âu đang trên bờ vực của một cuộc suy thoái, trong khi các nhà lãnh đạo tại Brussels vẫn cho rằng thắt lưng buộc bụng là quan trọng, cần thiết thực hiện cho sự tăng trưởng. Các nhà kinh tế học lưu ý, việc cắt giảm chi tiêu chỉ là một cách để cắt giảm thâm hụt ngân sách, mà mọi người vẫn quên rằng còn một phương pháp khác quan trọng không kém để thúc đẩy tăng trưởng chính là làm tăng lượng tiền đổ vào công quỹ của chính phủ.
Ngoài những nội dung chính, Hội nghị còn bàn bạc xoay quanh các biện pháp giải cứu Hy Lạp. Nước này và các chủ sở hữu trái phiếu của nó đã đến gần hơn một thỏa thuận nhằm làm giảm khoản nợ của đất nước và mở đường cho gói cứu trợ tài chính 130 tỷ euro (170 tỷ USD).
Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cho biết ông hy vọng sẽ đạt được một thỏa thuận cuối cùng về Hy Lạp trong những ngày tới hoặc tại một cuộc họp đặc biệt của Bộ trưởng tài chính với các nhà lãnh đạo khu vực châu Âu.
Tuy nhiên, các quan chức châu Âu đang lo ngại rằng ngay cả khi áp dụng hết các biện pháp tài trợ cũng không thể “sửa chữa” được tài chính của Hy Lạp.
Hội nghị thượng đỉnh đã kết luận rằng: "Không có sửa chữa nhanh chóng. Hành động của chúng ta phải được xác định, liên tục và trên diện rộng."