An toàn tài sản nhà đầu tư?

Thứ hai, 13/02/2012, 13:58
Đó là đề xuất của Hiệp hội Các NĐT tài chính (VAFI) trong công văn gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính cuối tuần qua.

Ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký VAFI

Đó là đề xuất của Hiệp hội Các NĐT tài chính (VAFI) trong công văn gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính cuối tuần qua.

VAFI đề xuất: Bộ trưởng nên hỏi Thứ trưởng, hỏi Chủ tịch UBCK về việc có gì đảm bảo tài sản (tiền gửi) của NĐT tại CTCK là an toàn? Nếu tiền của NĐT bị CTCK hay nhân viên CTCK chiếm đoạt thì ai sẽ chịu trách nhiệm?

Văn bản kiến nghị của VAFI nêu 11 loại giải pháp, dài 11 trang. Điểm đáng chú ý, đây là văn bản thứ... 714 của VAFI kiến nghị các giải pháp thúc đẩy TTCK, thị trường tài chính phát triển. Trả lời câu hỏi của ĐTCK về việc có khi nào VAFI cảm thấy nản lòng vì quá nhiều kiến nghị được đưa ra, nhưng không có hồi đáp, ông Hải cho biết, ông sẽ tiếp tục kiến nghị cho đến khi TTCK thay đổi cơ bản, thực sự hướng đến phát triển bền vững hơn.

VAFI cho rằng, cách đây 3 năm, UBCK đã có quy định buộc các CTCK phải tách bạch riêng tiền gửi của NĐT và để các ngân hàng quản lý, tuy nhiên, thực tế việc CTCK có tuân thủ quy định này hay không và chế tài nào cho các CTCK không tuân thủ là vấn đề chưa được giải quyết rõ ràng.

Trong văn bản thứ 714 này, VAFI tiếp tục kiến nghị những giải pháp cần làm ngay cho TTCK, như quy định DN niêm yết trên HOSE phải soát xét báo cáo tài chính theo quý để các NĐT yên tâm hơn, nhất là đối với đa phần các NĐT cá nhân chưa am hiểu sâu về chế độ chính sách tài chính DN. Bên cạnh đó, cần loại bỏ các DN thua lỗ nhiều năm, nợ nhiều không trả được, đã mất hết vốn điều lệ ra khỏi sàn niêm yết để  xóa bỏ hoàn toàn hoạt động đầu cơ vào các “con tàu ma” trên thị trường.

Cũng theo VAFI, số CTCK cần phải giảm từ trên 100 xuống còn 25 bằng việc yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty đang nắm cổ phần chi phối tại CTCK thực hiện ngay việc giải thể, hợp nhất, sáp nhập hay thoái vốn tại CTCK, đồng thời yêu cầu CTCK phải tăng vốn theo lộ trình (năm 2013 là 600 tỷ đồng, năm 2015 là 1.200 tỷ đồng).

Với NĐT, VAFI cho rằng, đầu tư chứng khoán là ngành kinh doanh rủi ro nhất, khó khăn nhất trong các ngành nghề kinh tế, nhưng lại là động lực cho khối DN của tất cả các ngành kinh tế phát triển. Hiện hoạt động đầu tư chứng khoán chưa được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập DN, mức thuế 25% là quá cao so với đặc thù của ngành, vì vậy, cần xem xét giảm thuế suất về mức 5-10% và đồng thời mở room cho NĐT nước ngoài vào các DN không thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Liên quan đến công tác thanh tra, giám sát TTCK, VAFI cho rằng, cần có chính sách xã hội hóa công tác thanh tra bằng chính sách thưởng: những người phát hiện các vụ việc vi phạm pháp luật chứng khoán trình cơ quan có thẩm quyền sẽ được hưởng 80% số tiền phạt thu được từ các DN vi phạm.
  

Theo ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký VAFI, sở dĩ VAFI nêu đề xuất này vì lo ngại tình trạng một số CTCK chưa thực hiện nghiêm túc việc tách bạch tài khoản tiền gửi của NĐT.

 

Theo ĐTCK

Các tin cũ hơn