|
Trạm thu phí tuyến tránh Cai Lậy (Tiền Giang) |
Có quyền lực nào đó đứng sau chống lưng
Qua so sánh các dự án BOT các nước và ở VN, ông có nhận xét gì?
Tôi lấy ví dụ về một nước gần chúng ta là Thái Lan. Lúc đó tôi làm ở Ủy ban Sông Mê Kông. Những năm 1990, từ trung tâm thủ đô Bangkok ra sân bay Don Muang đường rất tắc. Chính phủ Thái Lan đề xuất làm đường thu phí theo hình thức BOT, công ty thắng thầu sau đó ngoài vốn chủ sở hữu họ còn bán trái phiếu và người dân tham gia mua, cả người nước ngoài cũng có thể mua.
Tức là họ thu hút vốn từ xã hội và tư nhân. Đường BOT này làm song song với đường cũ và người dân có 2 lựa chọn, miễn phí thì chấp nhận tắc đường, còn mất phí thì khác.
Đối chiếu với nhiều nước khác, chúng tôi đưa ra khái niệm tạm được gọi là BOT chuẩn, tức là phải đáp ứng được các nguyên tắc về quy hoạch giao thông hạ tầng tổng thể, chỗ nào cần huy động nguồn vốn của xã hội hay tư nhân thì phải minh bạch, công khai và để cho người dân được quyết.
"Phải có quyền lực nào đó đứng đằng sau chống lưng, bảo trợ để được chỉ định thầu". TS Hoàng Ngọc Giao |
Còn các dự án BOT của chúng ta chủ yếu là làm trên nền đường cũ, láng lại theo kiểu “tráng men”, mở rộng ra một chút rồi thu phí của dân. Mức phí đặt ra cao ngất ngưởng, kéo dài hàng chục năm nhưng người dân không biết, không kiểm soát được mức độ đóng góp của nhà đầu tư như thế nào. Cái đó dường như nằm trong hợp đồng bí mật giữa Bộ GTVT và chủ đầu tư.
Người tham gia giao thông không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc bỏ tiền để được đi.
Cho nên nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sỹ Dũng nói các dự án BOT của chúng ta hiện nay là một hiện tượng trấn lột người dân, không sai chút nào.
TS Hoàng Ngọc Giao |