Chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Minh Phong
|
|
Chỉ trong 4 năm (năm 2007 - 2010), hiệu quả sử dụng vốn của Vinalines giảm mạnh, tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu giảm gần 30%
|
Theo kết luận Thanh tra Chính phủ, qua số liệu về vốn, tài sản và kết quả hoạt động kinh doanh của Vinalines giai đoạn 2007 -2010 (không bao gồm 5 đơn vị chuyển từ Vinalines sang) cho thấy: Kết quả kinh doanh tổng hợp năm 2007 – 2008 có lãi, năm 2009 lỗ 412,325 tỷ đồng, năm 2010 lỗ 1.273,892 tỷ đồng.
Nguồn vốn chủ yếu đảm bảo hoạt động của Vinalines giai đoạn 2007 – 2010 là vốn tín dụng và phải trả khác… Năm 2007, nợ phải trả là hơn 17.071 tỷ đồng chiếm 65,68% và năm 2010 là hơn 36.599 tỷ đồng chiếm 91,4% tổng nguồn vốn.
Như vậy, số nợ năm 2010 phải trả tăng thêm hơn 19.527 tỷ đồng so với năm 2007 (khoảng 2,15 lần). Hiệu quả sử dụng vốn giảm mạnh, tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu từ 14,15% (năm 2007) xuống còn âm 14,8% (năm 2010).
Tuy nhiên, trái ngược hẳn với kết luận của Thanh tra Chính phủ, theo báo cáo của Vinalines, từ 2007 - 2010, tổng công ty đều có doanh thu và lợi nhuận vượt kế hoạch, bất chấp khủng hoảng kinh tế, giá cước vận tải và đơn hàng sụt giảm.
Năm 2009, khi khó khăn kinh tế bắt đầu lộ rõ, tổng sản lượng vận tải biển của Vinalines sụt giảm, chỉ đạt 32,9 triệu tấn, tổng doanh thu giảm so với năm 2008 khi chỉ đạt 18.195 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận đạt 857 tỷ đồng và số nộp ngân sách đạt 1.234 tỷ đồng.
Đến năm 2010, Vinalines công bố tổng doanh thu đạt 20.934 tỷ đồng, tăng 16% và tổng lợi nhuận đạt 1.241 tỷ đồng, tăng 40%, tổng nộp ngân sách đạt 1.190 tỷ đồng, tăng 1% so với thực hiện năm 2009.
Nhưng “đáng nể phục” hơn khi 6 tháng đầu năm 2011, Vinalines công bố lỗ tới 660 tỷ đồng nhưng trong báo cáo toàn năm 2011, tổng lợi nhuận ước đạt 62,15 tỷ đồng, tăng 24% so với kế hoạch đã đề ra.
Điều này khiến nhiều người bày tỏ sự hoài nghi về khoản lợi nhuận “khủng” này của Vinalines khi hàng loạt công ty con của Vinalines làm ăn thua lỗ, kinh tế khó khăn, tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu giảm gần 30% chỉ trong 4 năm. |