Kinh tế Hy Lạp đang lao dốc, trong lúc người dân nước này biểu tình rầm rộ phản đối chính phủ thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng. Song, nếu xét về độ khốn cùng nhất thế giới, Hy Lạp vẫn chưa lọt vào top 50.
Chỉ số khốn cùng, do kinh tế gia Arthur Orkum sáng lập, dùng đểđánh giá mức độ nghèo khó của một quốc gia trên cơ sở phép tính tổng tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát
Chỉ số khốn cùng, do kinh tế gia Arthur Orkum sáng lập, dùng để đánh giá mức độ nghèo khó của một quốc gia trên cơ sở phép tính tổng tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát. Chỉ số này càng cao, mức độ nghèo khổ của quốc gia đó càng lớn.
Trên cơ sở số liệu của CIA Factbook về 197 quốc gia và vùng lãnh thổ, từ Afghanistan tới Zimbabwe, trang Business Insider đã đưa ra bảng xếp hạng Chỉ số khốn cùng năm 2012. Dưới đây là 10 quốc gia, vùng lãnh thổ đứng đầu.
1. Zimbabwe
Chỉ số khốn cùng: 100,6%
Tỷ lệ lạm phát: 5,6%
Tỷ lệ thất nghiệp: 95%
2. Liberia
Chỉ số khốn cùng: 95%
Tỷ lệ lạm phát: 10%
Tỷ lệ thất nghiệp: 85%
3. Burkina Faso
Chỉ số khốn cùng: 80,6%
Tỷ lệ lạm phát: 3,6%
Tỷ lệ thất nghiệp: 77%
4. Turkmenistan
Chỉ số khốn cùng: 75%
Tỷ lệ lạm phát: 15%
Tỷ lệ thất nghiệp: 60%
5. Djibouti
Chỉ số khốn cùng: 66%
Tỷ lệ lạm phát: 7%
Tỷ lệ thất nghiệp: 59%
6. Namibia
Chỉ số khốn cùng: 56,5%
Tỷ lệ lạm phát: 5,3%
Tỷ lệ thất nghiệp: 51,2%
7. Yemen
Chỉ số khốn cùng: 55%
Tỷ lệ lạm phát: 20%
Tỷ lệ thất nghiệp: 35%
8. Nepal
Chỉ số khốn cùng: 53,8%
Tỷ lệ lạm phát: 7,8%
Tỷ lệ thất nghiệp: 46%
9. Kosovo
Chỉ số khốn cùng: 53,6%
Tỷ lệ lạm phát: 8,3%
Tỷ lệ thất nghiệp: 45,3%
10. Belarus
Chỉ số khốn cùng: 53,4%
Tỷ lệ lạm phát: 52,4%
Tỷ lệ thất nghiệp: 1%