|
Một góc “khu ổ chuột” tại khu phố 2, phường 15, quận Bình Thạnh, TP.HCM - Ảnh: Đình Dân
|
|
Căn nhà bề ngang 1,5m, dài 10m của bà Phạm Thị Phương Thanh bên sông dưới cầu chữ Y (phường 8, quận 8, TP.HCM) - Ảnh: Đình Dân |
|
Nơi tập kết rác đồng thời là nơi ở của hàng trăm người dân ở Hoàng Cầu, Hà Nội - Ảnh: Hoàng Điệp
|
“Tư duy quy hoạch đô thị giậm chân tại chỗ 50 năm”
Cách đây sáu năm, Ngân hàng Thế giới (WB) khuyến cáo VN cần thay đổi cách làm quy hoạch. Cách đây 15-16 năm, Ngân hàng Phát triển châu Á cũng khuyến cáo như vậy. Đến nay vẫn không có gì thay đổi trong cách chúng tôi làm quy hoạch đô thị, chúng tôi vẫn quy hoạch đúng như vậy, giống như 50 năm trở lại đây. Tôi hi vọng WB sẽ tiếp tục tư vấn để chúng tôi làm sao thay đổi văn bản quy phạm pháp quy về quy hoạch đô thị vì theo tôi, thà không có quy hoạch còn hơn có quy hoạch tồi.
Điều mà tôi cảm thấy rất nguy hiểm đó là những ý kiến coi thường lĩnh vực phi chính quy, coi thường giá trị các “khu ổ chuột”. Họ coi rằng việc giải tỏa “khu ổ chuột” để xây dựng nhà ở theo phương thức chính quy là tương lai của đô thị VN. Nhưng theo tôi, đây là một quan điểm rất không bền vững.
Có nhà “ổ chuột” thì có nghĩa là người nghèo có nhà để ở, còn hơn là tất cả mọi nơi đều sạch sẽ như li như lau mà người nghèo thì đứng ngoài và luôn lệ thuộc vào việc cung cấp nhà ở của các khối chính quy.
BÀ HUỆ LINH
(Giám đốc Trung tâm quy hoạch 4, Viện Kiến trúc - quy hoạch đô thị và nông thôn, Bộ Xây dựng) |
Gom phế liệu để bán lại là nghề phổ biến của các cư dân khu ổ chuột - Ảnh: Hoàng Điệp
|